Nghiên cứu được tổng hợp từ dữ liệu của 1.035.163 bệnh nhân COVID-19 tại vùng England giai đoạn từ 1/12/2021 đến 31/12/2021 khi biến thể Delta và biến thể phụ BA.1 của Omicron "đồng hành" gây lây nhiễm và số ít ca nhiễm BA.2.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng trong trong 36,7% người mắc COVID-19 tại vùng England có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận trong tháng 12/2021 và tham gia nghiên cứu, có 78,6% người nhiễm Omicron và 21,4% nhiễm Delta.
Ở người nhiễm Omicron, có 128 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 và 53 ca tử vong không phải do COVID-19, trong khi con số này ở người nhiễm Delta lần lượt là 189 và 28 ca.
Đối với người nhiễm Omicron, khoảng thời gian trung bình từ khi xác định dương tính đến tử vong do COVID-19 gây ra là 13 ngày, trong khi đối với Delta, là 16 ngày.
Trong 2 mô hình nghiên cứu cụ thể, các nghiên cứu phát hiện nguy cơ tử vong ở người nhiễm Omicron thấp hơn người nhiễm Delta từ 67 đến 78%.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ tử vong ở người mắc COVID-19 không phân biệt Omicron hay Delta ở nhóm người trong độ tuổi từ 18 đến 69 tuổi cũng thấp hơn so với nhóm tuổi từ 70 trở lên. Nguy cơ tử vong do COVID-19 cũng giảm rõ rệt ở nam giới so với nữ giới.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 do nhiễm Omicron thấp hơn so với Delta. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các trường hợp tử vong do COVID-19 được chứng nhận để xác định chính xác các ca tử vong liên quan đến COVID-19.
Đáng chú ý, nguy cơ tử vong người mắc COVID-19 do nhiễm Omicron so với nhiễm Delta thấp hơn ở những người trẻ hơn và nữ giới.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng tăng cường COVID-19 vì nguy cơ tử vong liên quan đến COVID-19 đã giảm rõ rệt hơn ở những người đã được tiêm liều nhắc lại.
Tuy nhiên, các tác giả cho rằng cần tiến hành nghiên cứu rõ về các trường hợp mắc COVID-19 do nhiễm các biến thể cũng như những tác động lâu dài hậu COVID-19.
Hiệu quả của các xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà đối với Omicron và Delta
Trong bối cảnh số ca mắc mới ngày một tăng, các sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà đã trở thành công cụ hữu ích và phổ biến trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới đây, do Đại học Y Umass Chan (Mỹ) thực hiện, cho thấy sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà có thể phát hiện biến thể Omicron và Delta của virus SARS-CoV-2 tương tự với các xét nghiệm PCR.
Do đó, sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên nhanh vẫn là công cụ hữu ích, giúp người dân biết về tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nhanh chóng.
Kết luận của nghiên cứu mới đảo ngược các báo cáo ban đầu về “độ nhạy” của sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà so với xét nghiệm PCR. Theo nghiên cứu mới, các sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà có thể phát hiện biến thể Omicron tốt hơn chút ít so với Delta.
Trước khi biến thể Omicron xuất hiện, các nghiên cứu cho thấy “độ nhạy” của xét nghiệm kháng nguyên tại nhà thấp hơn xét nghiệm PCR trong việc phát hiện virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm.
Các tác giả nghiên cứu mới cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng thường chỉ chú ý tới các báo cáo ban đầu về việc xét nghiệm kháng nguyên nhanh phát hiện biến thể Omciron chậm hơn xét nghiệm PCR.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các báo cáo này dựa trên việc nghiên cứu so sánh xét nghiệm kháng nguyên nhanh sử dụng dịch tỵ hầu với với xét nghiệm PCR sử dụng mẫu nước bọt; song xét nghiệm nước bọt không được sử dụng phổ biến. Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã so sánh 2 phương pháp xét nghiệm này trên cùng mẫu dịch tỵ hầu.
Dựa trên phân tích dữ liệu của 5.726 người tham gia, cứ 48 giờ lại xét nghiệm 1 lần, kéo dài trong 15 ngày. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, trong cả làn sóng lây nhiễm biến thể Delta và Omicron.
Các nhà nghiên cứu đánh giá sự khác biệt về hiệu quả của các sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà trong việc phát hiện các biến thể Delta và Omicron thông qua 2 yếu tố: khả năng kết quả dương tính từ xét nghiệm kháng nguyên tại nhà so với xét nghiệm PCR và số ngày người tham gia có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khi sử dụng sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên kể từ lần xét nghiệm PCR dương tính đầu tiên.
Trong thời gian thử nghiệm, 281 người tham gia có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi xét nghiệm PCR.
Hơn 66% số người có kết quả xét nghiệm dương tính là nhiễm biến thể Omicron và hơn 33% số người tham gia nhiễm biến thể Delta. 82% số người nhiễm Delta và 92% số người nhiễm Omicron có kết quả dương tính khi sử dụng sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà trong vòng 48 giờ sau khi xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính lần đầu tiên.
Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận trong bối cảnh thế giới vẫn thiếu hụt xét nghiệm, trong khi xét nghiệm PCR mất nhiều ngày mới cho kết quả, xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà, cho kết quả trong vòng chưa đầy 15 phút, là công cụ hữu ích đưa để xác định các ca nhiễm./.
Bình luận (0)