Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Nghiên cứu khoa học vì cộng đồng: App điện thoại cho người khiếm thị

Tạp Chí Giáo Dục

Cui năm lp 7, chuyến đi đến Hi Ngưi mù Q.Tân Bình vi đôi bn Vũ Trung Hiếu và Trn Huy Hoàng (hc sinh Trưng THCS Nguyn Gia Thiu, Q.Tân Bình, TP.HCM) tr thành… đnh mnh. Chng kiến s khó khăn ca ngưi khiếm th khi s dng đin thoi thông minh, dù chưa bao gi đưc hc v lp trình phn mm nhưng đôi bn vn quyết “phi sm làm gì đó cho các cô chú khiếm th”.

Vũ Trung Hiếu (trái) và Trn Huy Hoàng đang kim tra lng dng trên đin thoi

Phần mềm (App) sử dụng điện thoại thông minh cho người khiếm thị điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt ra đời từ chính lòng trắc ẩn, tình yêu thương, trân trọng của đôi bạn nhỏ dành cho người khiếm thị. Với hai em, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh cũng là cách để người khiếm thị hòa nhập cộng đồng.

Li ha trong… suy nghĩ

Sau chuyến đi ấy, từ lời hứa “phải sớm làm gì đó cho các cô chú khiếm thị”, Hiếu và Hoàng đã dành cả mùa hè năm lớp 7 theo học một lớp lập trình cơ bản để “giải ngố”. Bằng những kiến thức góp gom suốt 2 tháng hè, đôi bạn đã miệt mài nghiên cứu ngay khi vừa bước vào năm học lớp 8.

“Ai đó nói rằng, người khiếm thị thì sử dụng điện thoại thông minh để làm gì. Theo chúng em, là để hòa nhập cuộc sống. Để biết xã hội ngoài kia đang chuyển động thế nào qua từng cái lướt chạm màn hình điện thoại. Họ đang phải cố gắng “gồng mình” hòa nhập một cách rất khó khăn khi thực tế vẫn còn quá nhiều ngăn cách. Chỉ đơn giản như để thực hiện một cuộc gọi, người khiếm thị phải mất trên 20 thao tác; để nghe một cuộc gọi đến, 15 phút họ vẫn chưa thể mở nổi máy; còn nếu nhắn tin có khi phải mất cả buổi sáng cho việc soạn 1 tin nhắn”, đôi bạn bày tỏ.

Là dân không chuyên, để thay đổi một giao diện điện tử chuyên biệt, với Hiếu và Hoàng đó là cả một chặng đường dài với nhiều thử thách. “Vừa làm vừa bập bõm tìm hiểu trên mạng internet trong suốt hơn 10 tháng cùng với hàng chục lần thực nghiệm tại Hội Người mù Q.Tân Bình, đến mức các cô chú ở đây nhẵn mặt, quen tên”, Hiếu chia sẻ. “Làm sao có thể xây dựng được một ngôn ngữ lập trình cho điện thoại thông minh một cách đơn giản nhất nhưng mang lại nhiều tiện ích để người khiếm thị không chỉ sử dụng dễ dàng mà còn có thể đọc báo, nghe nhạc, tìm hiểu về cuộc sống xung quanh”, đó là tiêu chí mà Hiếu và Hoàng đặt ra cho ứng dụng của mình.

Làm vi tt c tình yêu thương

Phiên bản đầu tiên của ứng dụng mang tên Blind Phone 1.0 được Hiếu và Hoàng xây dựng trong thời gian 4 tháng rưỡi. Với phiên bản này, các nút bấm trên điện thoại được cài đặt thêm giọng nói, sẽ phát ra âm thanh giúp người khiếm thị tìm được vị trí của các ô chữ, con số. “Blind Phone 1.0 được chúng em cực kỳ kỳ vọng. Nhưng khi mang đến thực nghiệm ở Hội Người mù Q.Tân Bình thì các cô chú ở đây lại không mấy mặn mà bởi ứng dụng vẫn khiến người khiếm thị gặp khó khi sử dụng do phải tìm vị trí các nút bấm”, đôi bạn nhớ lại.

Phiên bản 2 ra đời mang tên Blind Phone 2.0. Lần này các nút bấm được thay thế hoàn toàn bằng giọng nói và chỉ giữ lại 1 nút bấm điều khiển. “6 tháng là thời gian để hoàn thành phiên bản 2. Vô vàn những sai sót, đặc biệt là khi những kiến thức cải tiến lần này trở nên quá sức so với hiểu biết của 2 đứa”, Hiếu và Hoàng cho hay.

Ở Blind Phone 2.0, người khiếm thị chỉ cần vào nút điều khiển, nói lên yêu cầu của mình như gọi điện, nhắn tin hay đọc báo, giao diện sẽ lập tức hiển thị hỗ trợ người dùng. Phiên bản này cũng là phiên bản sau cùng, để hoàn chỉnh, Hiếu và Hoàng phải thực nghiệm trên 60 lần với 20 người khiếm thị.

Ngoài rào cản về kiến thức lập trình, khó khăn lớn nữa mà Hiếu và Hoàng gặp là thời gian, phải cân bằng giữa việc học và đam mê nghiên cứu khoa học. Đôi bạn chia sẻ rằng, việc học không thể bỏ bê nhưng cũng không thể lơ là việc nghiên cứu. Chỉ có thể tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi, cuối tuần để cùng nhau tìm hiểu, mày mò thực hiện.

 

Ngưi khiếm th  Hi Ngưi mù Q.Tân Bình đang tri nghing dng ca Hiếu và Hoàng trên đin thoi

Khi chúng tôi hỏi: “Xuyên suốt thời gian dài nghiên cứu, trong khi bạn bè vui chơi thì mình lại ở nhà chúi đầu vào lập trình, sai rồi sửa lại, đi tới đi lui…, có khi nào các em nản muốn bỏ cuộc không?”. Bằng chất giọng còn chưa vỡ hết tiếng, vừa thơ ngây vừa chân thành, Hiếu và Hoàng khẳng khái: “Chưa khi nào chúng em nghĩ sẽ dừng lại. Không chỉ khó khăn đâu mà hai đứa còn hay cãi nhau nữa. Những bất đồng cũng không làm hai đứa bỏ cuộc. Chúng em chỉ mong sao các cô chú khiếm thị bớt thiệt thòi, có thể có những trải nghiệm trong cuộc sống như chúng em. Mỗi lần thất bại, hình ảnh các cô chú ở Hội Người mù Q.Tân Bình, những cái nắm tay nắn níu, những tiếng thở dài… lại khiến chúng em thêm động lực để tiếp tục nghiên cứu”.

“Có lòng trc n, các con đã làm đưc”

Đồng hành cùng Hiếu và Hoàng trong vai trò… thực nghiệm ứng dụng, cô Lê Thị Kim Chi (Chủ tịch Hội Người mù Q.Tân Bình) không giấu được niềm xúc động khi chia sẻ về “đôi bạn nhỏ dễ thương”. “Các cháu rất nhiệt tình và cực kỳ nhạy cảm. Ban đầu, khi các cháu nói sẽ giúp các cô chú sử dụng điện thoại dễ dàng hơn, chúng tôi cũng hoài nghi. Bởi các cháu còn quá nhỏ, mới chỉ là học sinh THCS. Vậy mà từng bước, đôi bạn ấy đã chinh phục chúng tôi, làm những người như chúng tôi thấy được an ủi, động viên và chia sẻ. Cảm ơn các cháu nhiều lắm!”. Đánh giá về phiên bản Blind Phone 2.0, cô Kim Chi cho hay khi thử nghiệm, ứng dụng này giúp cô sử dụng điện thoại rất dễ dàng, nghe, gọi, nhắn tin thậm chí là đọc báo rất đơn giản.

“Với lòng trắc ẩn, tình yêu thương với người, với đời, các con đã làm được!”, thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều) nói về học trò của mình đầy tự hào và hãnh diện. Với thầy Đắc, giáo dục thành công nhất là khi gieo được vào lòng học trò những tình cảm trân quý giữa người với người, là khi từ kiến thức sách vở dạy các em biết rung động trước cái đẹp, trăn trở trước những thiệt thòi, day dứt trước những điều xấu xa. Ứng dụng của Hiếu và Hoàng xuất sắc giành được giải tư trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Nam năm 2019. Nhưng với Hiếu và Hoàng, giải thưởng nào cũng không bằng niềm vui của các cô chú khiếm thị: “Khi các cô chú nói: các con mau mau tải ứng dụng lên đi để cô chú cài đặt sử dụng, có nghĩa là nghiên cứu của chúng em đã được đón nhận, có nghĩa là phần nào sẽ giúp cô chú dễ dàng hơn trong cuộc sống”, đôi bạn vui mừng khoe.

Tuy nhiên, để người khiếm thị có những trải nghiệm đa dạng nhất với điện thoại thông minh, Hiếu và Hoàng tiếp tục cài đặt thêm một vài ứng dụng trên phần mềm như nhận biết màu sắc, đa dạng đầu báo. “Chúng em hy vọng phần mềm sẽ trở thành công cụ để người khiếm thị trải nghiệm được cuộc sống như cách chúng ta – những người lành lặn đang trải nghiệm”, Hoàng bày tỏ.

Đ Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)