Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ngoại ngữ: Kiến thức là vòng tròn đồng tâm

Tạp Chí Giáo Dục

Do đc thù ca môn hc nên đ có th làm tt bài thi ngoi ng, nhiu giáo viên b môn nhn đnh rng, trưc tiên hc sinh phi có mt vn t vng nht đnh. Bên cnh đó là nm vng các cu trúc ng pháp.

Giáo viên hưng dn hc sinh lp 12A2, Trưng THPT Tân Bình trong gi hc môn tiếng Anh

Theo nhiều giáo viên bộ môn, dù có sự tích hợp kiến thức lớp 11 trong bài thi nhưng kiến thức môn ngoại ngữ là “vòng tròn đồng tâm”, chương trình lớp 12 chỉ là sự nâng cao của lớp 11 nên học sinh đỡ chật vật khi ôn tập.

Hc theo ch đ

Đó là lời khuyên của cô Nguyễn Thị Kim Cẩn (Tổ trưởng Tổ ngoại ngữ, Trường THPT Hiệp Bình, Q.Thủ Đức) dành cho học sinh lớp 12 khi ôn tập môn ngoại ngữ. Theo cô Kim Cẩn, dù đề thi năm nay có thêm kiến thức lớp 11 nhưng đặc thù của môn học, kiến thức là sự xuyên suốt trong nhiều năm nên muốn làm được môn ngoại ngữ, trước tiên học sinh phải có một vốn từ vựng nhất định, nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và đặc biệt là phải có kỹ năng làm bài.

“Kiến thức lớp 11 và lớp 12 gần như tương đồng, những chủ đề bài học của chương trình lớp 11 gần giống chủ đề của lớp 12. Vì vậy khi ôn tập, các em nên ôn theo những chủ đề như gia đình, giáo dục, thể thao, môi trường, phụ nữ trong xã hội… từ từ vựng cho đến các dạng bài tập, các bài tập đọc hiểu”, cô Kim Cẩn cho hay.

Về ngữ pháp, theo cô Kim Cẩn, học sinh phải chú trọng tất cả các điểm ngữ pháp có trong chương trình lớp 11, lớp 12. Đối với những học sinh yếu, trung bình thì chỉ cần nắm các kiến thức ngữ pháp cơ bản của lớp 11, lớp 12. Còn đối với học sinh khá, giỏi, đối tượng dùng điểm thi để xét vào các trường ĐH, CĐ thì kiến thức phải được bổ sung nâng cao ngoài sách giáo khoa. Về từ vựng, để có được vốn từ phong phú, cô Kim Cẩn cho rằng học sinh nên thực hành giải đề càng nhiều càng tốt. Trong quá trình giải đề, khi bắt gặp những từ mới cần phải học ngay, song song ôn lại các từ trước đó… “Học thêm những thành ngữ, những cụm động từ để có thể áp dụng vào bài đọc hiểu, câu đơn lẻ. Nhất là dạng bài đồng nghĩa, trái nghĩa. Hãy làm thật nhiều các bài tập đọc hiểu và điền từ theo các chủ đề thì các em sẽ tăng được khả năng từ vựng và cấu trúc nâng cao”, cô Kim Cẩn nhắn nhủ.

Đặc biệt, với môn ngoại ngữ, cô Kim Cẩn lưu ý kỹ năng làm bài đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi đề thi chỉ có 60 phút nhưng có tới 50 câu trắc nghiệm. “Để tránh mất thời gian, các em làm câu nào phải chắc câu đó và tô ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Hãy làm câu dễ trước, câu khó sau. Làm những câu đơn lẻ trước, bài đọc hiểu sau và phải phân bổ thời gian hợp lý. Với bài đọc hiểu thì nên đọc lướt trước để lấy chủ đề, ý chính của đoạn sau đó mới đi vào chi tiết từng câu hỏi. Nên gạch dưới các từ khóa của câu hỏi để có thể trả lời câu hỏi nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, các em không bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào. Nếu câu nào không biết, hãy loại trừ, suy đoán và chọn đáp án mà các em thấy đúng nhất”, cô Kim Cẩn khuyên.

Nm chc các đim kiến thc

Trước điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20% đề thi (10/50 câu), cô Hoàng Đoan Hạnh (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3) cho biết kiến thức ngoại ngữ là một vòng tròn đồng tâm, để làm được bài, học sinh phải có được kiến thức nền căn bản từ các lớp dưới. “Học sinh phải nắm chắc phần kiến thức căn bản là các điểm kiến thức trong sách giáo khoa. Trong đó, mỗi điểm kiến thức sẽ có những dạng bài tập đi từ dễ đến khó, tùy từng đối tượng học sinh mà ôn tập ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các em nên ôn theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT với các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng cao. Trong đó, phần kiến thức nâng cao, vận dụng cao trong đề có thể rơi vào phần tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sửa lỗi câu, đọc hiểu. Với các dạng bài tập vận dụng cao, học sinh phải chắc kiến thức, có một kỹ năng làm bài tốt, kỹ năng giải đề tốt thì mới kịp thời gian làm bài”, cô Đoan Hạnh cho biết.

Với phần đọc hiểu, theo cô Đoan Hạnh, đây là phần chiếm nhiều điểm và “khó nhằn” nhất trong đề thi. Khi làm bài, học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu: đọc lướt, tìm thông tin chi tiết, tìm từ khóa, đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng nhất định. Các em nên học từ vựng theo các chủ đề như môi trường, gia đình, giáo dục. Vận dụng tối đa kỹ năng đoán từ theo ngữ cảnh. “Hãy đọc nhiều, làm nhiều dạng bài tập một cách thật sự chú tâm, mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm. Đối với những từ khó thì phải làm đi làm lại vì sẽ dễ dàng lặp lại ở các bài khác”, cô Đoan Hạnh nhấn mạnh

Cô Đoan Hạnh lưu ý, khi làm bài, học sinh nên làm từ dễ đến khó. Đọc thật kỹ đề trước khi làm. Trong đề, từ câu 1 đến câu 20 thường sẽ đơn giản. Tuy nhiên, dù đáp án có “mười mươi” ra đó, các em cũng cần phải suy tính trước khi chọn. Và dù thế nào, trong 60 phút cũng nhất định phải hoàn thành hết bài thi.

Ngoài kiến thc cn có thêm hiu biết xã hi

Đây là lưu ý được cô Nguyễn Thị Điểm Bích (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Trường THPT Tân Bình, Q.Tân Phú) nhấn mạnh với học sinh lớp 12 trong quá trình ôn tập. Theo cô Điểm Bích, đề thi sẽ mang tính thực tế cao, với các chủ đề như khoa học, gia đình, môi trường, thay đổi xã hội, văn hóa… Do đó, song song với kiến thức môn học, học sinh cần phải nắm được các kiến thức xã hội, hiểu và vận dụng vào trong bài làm. Về từ vựng, cô Điểm Bích cho biết học sinh nên làm nhiều bài đọc để rèn kỹ năng đọc hiểu (phần này chiếm 20/50 câu trong đề thi). Về ngữ pháp, học sinh cần nắm chắc cấu trúc cơ bản trong sách giáo khoa của chương trình lớp 11, lớp 12. “Nên ôn theo các dạng đề, chủ đề trong mỗi bài về cả ngữ pháp và từ vựng”, cô Điểm Bích cho hay.

Lưu ý trong từng dạng bài, cô Điểm Bích cho biết với câu bị động, các em không được “quên” động từ ở dạng quá khứ phân từ. Trong phần sửa lỗi câu, chú ý chủ ngữ và động từ phải hòa hợp với nhau. Với phần đọc hiểu, cần tìm được ý của câu trả lời ngay trong bài đọc. Phần điền từ vào chỗ trống trong bài đọc hiểu, học sinh nên quan sát trước và sau chỗ trống, phát hiện được những cụm từ trong thành ngữ đi chung với từ cần tìm để đoán nghĩa trong đó. “Trong quá trình làm bài các em hãy đọc thật kỹ đề, xác định những từ gợi ý trong câu để loại bớt câu trả lời sai. Phân bố thời gian làm bài hợp lý, trung bình 1 câu/1 phút, thời gian còn lại để kiểm tra lại bài và dành cho các bài đọc hiểu”, cô Điểm Bích chia sẻ.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)