Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngoại ngữ yếu có nên chọn ngành du lịch?

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu đam mê khi ngành du lch nhưng li “cht vt” v kh năng tiếng Anh, các em có th đưc rèn luyn thêm, hoc la chn nhng hưng đi khác.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Th trao đi thông tin vi chuyên gia tư vn ti chương trình. Ảnh: T.Dương

Đó là lời khuyên của chuyên gia tư vấn dành cho hàng trăm học sinh khối 12 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4) trong chương trình tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức ngày 9-4. Không chỉ dành cho học sinh khối 12, buổi tư vấn còn thu hút sự quan tâm từ học sinh khối 11 và khối 10 tại trường.

Theo đó, trước lo lắng của nhiều học sinh cho rằng rất yêu thích những ngành nghề liên quan về du lịch, nhưng khả năng tiếng Anh có phần “khiêm tốn” thì có nên tiếp tục theo đuổi ước mơ, và cơ hội việc làm trong tương lai sẽ như thế nào? Bà Hoàng Trần Hạ An (đại diện Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) chia sẻ: “Đối với khối ngành du lịch, đặc biệt là chuyên ngành du lịch và lữ hành thì khả năng về ngoại ngữ như tiếng Anh, thậm chí phải “sõi” nhiều thứ tiếng (Nhật, Pháp, Trung…) là yêu cầu quan trọng nhất. Đối với những học sinh vốn ngoại ngữ còn “khiêm tốn” thì sẽ có cơ hội được đào tạo thêm qua những năm học ngôn ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, nếu khả năng ngoại ngữ không tiến bộ, các em nên lựa chọn cho mình những ngành khác như quản trị nhà hàng, khách sạn; quản trị dịch vụ du lịch…”. Bà Hạ An cho biết thêm, ngoài các trường ĐH, học sinh có thể lựa chọn những trường nghề có đào tạo về khối ngành du lịch, cơ hội việc làm dự kiến sẽ có triển vọng cao.

Chia sẻ với các em học sinh tại chương trình, ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM) cho biết đây là khoảng thời gian để toàn bộ học sinh khối 12 trên toàn quốc phải hoàn tất hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Thời gian gấp rút thì mỗi học sinh không nên cẩu thả, ngược lại càng nên cẩn thận và nghiêm túc với những quyết định của mình. Các em cần lưu ý về số lượng nguyện vọng đăng ký, tuy không hạn chế nhưng mỗi học sinh chỉ nên chọn cho mình từ 5 đến 7 nguyện vọng. Đặc biệt là ngành nghề yêu thích nhất phải đăng ký ở nguyện vọng đầu tiên. Đối với những học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì sau kỳ thi THPT quốc gia sẽ không có cơ hội được đăng ký bổ sung.

Cân nhắc giữa các trường có cùng ngành đào tạo

Theo các chuyên gia trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Tam Phú (Q.Thủ Đức) vừa qua, việc cân nhắc này không phải là để so sánh giữa các trường xem trường nào “hot” hơn trường nào. Mà ở đây, sự cân nhắc chính là để xem bản thân mình có thể thích ứng được với môi trường nào. “Thường thì cùng một chuyên ngành, tại các trường có tới 60% giáo trình đào tạo giống nhau; 40% còn lại là nét riêng biệt của từng trường. Ví dụ như ngành CNTT, các em sẽ có rất nhiều lựa chọn tại các trường: ĐH Bách khoa, ĐH CNTT (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH FPT… Tùy từng trường sẽ chuyên sâu về một mảng riêng như an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính. Áp lực trong mỗi mảng này cũng khác nhau. Do đó, các em phải cân nhắc để xem mình theo được mảng nào, thế mạnh của mình là gì để lựa chọn trường phù hợp”, TS. Vũ Thiện Toàn (chuyên gia tư vấn tâm lý) nhấn mạnh.

Trước sự phân vân của nhiều học sinh nữ về việc “là nữ thì có học được ngành CNTT không?”, ông Lê Anh Bảo (Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH FPT) cho biết: “Trái ngược với sự phân vân của các em, chính những “điểm yếu” của các em lại là thế mạnh trong ngành này. Cụ thể, ngành này rất cần sự tỉ mẩn, cần cù, cẩn trọng. Do đó, sự mềm dẻo, kỹ càng của các em nữ là điều mà ngành CNTT luôn khuyến khích”.

Trao đổi với học sinh trong trường về ngành công nghệ sinh học, ThS. Đặng Kiên Cường (Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cho rằng đây là ngành rất khó xin việc. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp lại rất lớn khi có thể làm việc trong lĩnh vực y tế hay các lĩnh vực liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Ngành này đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về kỹ năng và đặc biệt là ngoại ngữ”, ông Cường nói.

L.Quân

“Sau khi mọi thủ tục đăng ký nguyện vọng đã hoàn tất, các em phải nhanh chóng tập trung vào ôn tập vì đây đã là giai đoạn “nước rút”, không còn thời gian để chủ quan và thảnh thơi. Đề thi năm nay, khối lượng kiến thức sẽ tập trung ở khối 11 và khối 12, do vậy các em cần khoanh vùng và nhấn mạnh vào kiến thức để ôn tập. Bên cạnh đó, cấu trúc đề thi sẽ phân bổ từ câu hỏi dễ đến khó. Quá trình làm bài cần phân bổ thời gian hợp lý, không nên tập trung quá nhiều thời gian vào những câu hỏi khó. Nếu biết phân bổ thời gian hợp lý, góp nhặt được nhiều điểm số thì cơ hội mở ra cánh cửa tương lai càng cao”, ThS. Trần Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh những băn khoăn trong chọn ngành nghề, nhiều học sinh tâm tư “làm thế nào để quân bình được tâm lý trong quá trình làm hồ sơ cũng như những ngày thi”. ThS. Chế Dạ Thảo (chuyên gia tâm lý) nhấn mạnh: “Nếu muốn giảm áp lực trong tất cả các kỳ thi (từ thi học kỳ đến thi THPT), học sinh cần giữ cho mình “thần thái” tốt. Trong đó, chú trọng chế độ ăn đầy đủ thức ăn, có nhiều rau xanh, không nên ăn quá no, không nên sử dụng đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích; chế độ ngủ đủ giấc và một thời gian biểu rèn luyện thể chất hợp lý. Cân đối việc ăn, ngủ, thể dục sẽ giúp học sinh có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần để có những giờ ôn tập và làm bài thi hiệu quả”.

Thy Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)