Y tế - Văn hóaThư giãn

Ngôi trường cho những chú chó… khó dạy

Tạp Chí Giáo Dục

Lời người dịch: Đây là tài liu có tht v mt ngôi trưng – đúng hơn, là nhà trng gii – nhm đ ci to nhng con chó phm sai lm. Tuy là câu chuyn chó, nhưng có nhng đim ging như chuyn ngưi. Mt là, không có con chó nào là hung hãn, nhưng nó tr thành ti phm thưng là do ch – tc là ngưi có trách nhim che ch và giáo dc nó – đã có hành đng không đưc đúng đn vi nó, và không hiu nó mt cách đy đ. Nếu nhng đa tr b coi như là phm pháp, bt tr, đu đưc nhng ngưi trưng thưng chu khó tìm hiu nguyên nhân sâu xa và tìm bin pháp cha tr, thì cũng như các con chó b đưa vào nhà trng gii – trong bài này – s đưc hi tâm, s biết phc thin và rt đáng yêu.

1. Chú chó Lê-ô bị truy tố ra tòa vì đã tấn công bảy người. Luật sư biện hộ cho nó không thể phủ nhận được tội trạng ấy. Sau khi nghe những chứng cứ không thể bác bỏ, “quan tòa” tuyên án giam giữ can phạm trong vòng chín tháng. Hình thức xử phạt, nhại theo tòa án của người như thế, diễn ra ở Thủ đô Luân Đôn và Lê-ô là tên tội phạm có đủ bốn chân. Sủa vang và không tỏ chút hối hận, con vật đã được gửi đến một trường cải tạo ở cách Thủ đô 37 cây số, đó là “nhà tù dành cho loại chó bướng bỉnh”.

Chính ở nơi đó tôi đã tìm gặp con chó bẹc-giê thuộc giống Đức ấy, một thời nổi tiếng đáng sợ, bấy giờ đi kèm theo người quản trại, Robert Horsfall, một gã to lớn, ở tuổi 24, lãnh nhiệm vụ chuyển hóa những chó dữ thành ngoan hiền. Với một giọng điệu nhẹ nhàng, Horsfall bảo tôi:

– Ông nhìn nó mà xem. Lúc đưa tới đây nó bị buộc mõm, rất là dữ dằn, sẵn sàng tấn công bất cứ là ai. Trong 5 ngày liền, chẳng người nào dám đến gần. Đến bữa, phải ném thức ăn cho nó. Bây giờ thì ông thấy đấy.

Chú chó Lê-ô đùa vui với hai người khách – mà nó gặp gỡ lần đầu – dưới đôi mắt nhìn buồn thảm của con chó nhỏ thuộc giống Ê-cốt, một tội phạm khác đã bị kết án giam giữ trong 12 tháng vì cắn trẻ con. Trong một miếng đất rộng hai mẫu tây của cơ ngơi này, “tù nhân” được đi lại tự do. Có một con bẹc-giê Đức, đã được chủ nhân dạy phải tấn công bất cứ cái gì động đậy. Còn tám con Ét-ki-mô vào loại bất trị, trước kia kéo xe các đoàn thám hiểm những vùng băng giá, ngày nay trở nên hiền lành một cách đáng yêu. Và còn nhiều con chó khác mà người quản trại sắp xếp ra thành nhiều hạng: hạng “hay cắn”, hạng “gây gổ” hoặc hạng “giết gà”.

2. Trại cải tạo chó bướng bỉnh, một thứ “thuộc địa” dành cho loài khuyển, đã được hình thành từ Liên đoàn Quốc gia bảo vệ loài chó, một tổ chức đầy thiện ý của nước Anh được lập từ nhiều thập niên để che chở cho tất cả loại chó trên xứ sở này. Nhà tù ấy được thành lập vào tháng 3 năm 1959, tiếp theo vụ kiện mà ông Bernard Walkman, Chủ tịch Liên đoàn đã ra trước tòa bảo vệ cho con chó Pat, một con chó cái miền Labrador bị kết án phải tội đâm chết vì cắn hai người. Ở Anh trước đây, chủ nhân của một con chó hay cắn là một nỗi phiền đối với người khác, và nếu con vật thoát khỏi quyền uy của chủ thì tự nó bị truy tố. Nếu bị tuyên án có tội, con chó sẽ bị xử phạt bằng cách đâm chết.

Walkman tuyển dụng Robert Horsfall vốn trước kia là Thanh tra Sở Mật thám Anh sau làm nghề thám tử tư, rồi huấn luyện chó ở Công viên điện Buckingham. Horsfall điều tra về trường hợp Pat và thấy hành động con chó có lý do để biện hộ rất xác đáng, đó là nó phải bảo vệ lũ con của mình. Chứng cứ mà anh trưng ra đủ để hủy bỏ bản án, nhưng tòa phán rằng Pat phải chịu xử “cải tạo thích đáng do Liên đoàn Quốc gia bảo vệ loài chó chăm sóc”. Đó là nguồn gốc ra đời của nhà lao này.

Khi tôi đến thăm nơi đây, cơ sở tuyển dụng 5 người huấn luyện, 2 người điều tra, 2 nhân viên phục vụ chó và nhiều nữ nhân viên để chăm sóc chuồng cũi cùng các thư ký. Cơ sở có thể tiếp nhận mỗi lần 80 con chó bất trị, thế mà vẫn có khoảng 200 con chờ đăng ký để nhập trại. Có nhiều chó được dẫn đến, không có án xử của tòa, nhưng do chủ nhân nhận thấy chúng có vấn đề. Những ai có đủ khả năng phải chịu trả tiền ăn, ở cũng như dạy dỗ, mỗi tháng 20 bảng Anh cho mỗi con vật. Gần 1/3 chấp nhận các điều kiện ấy.

3. Theo Horsfall, chuyên viên cải tạo giống chó, thì “xét về cơ bản không có con chó nào là hung dữ”. Chó biến thành suy đồi, trở thành tội phạm, hoặc bị những bệnh tâm thần, những rối loạn trong tính tình chính là hậu quả của những nguyên nhân đặc biệt. Horsfall đã nói:

– Chỉ cần tìm thấy nguyên nhân đầu tay là xác định được phương cách chữa trị.

Hãy lấy thí dụ con chó Mitzi, một giống chó nhỏ xứ Galles đã cắn bà chủ mỗi lần nghe điện thoại reo. Người quản trại cải tạo nhận thấy con chó có thính giác nhạy bén lạ thường và bà chủ nó thuộc loại người yếu đuối thần kinh thường nhảy chồm lên khi nghe tiếng chuông điện thoại. Sự kết hợp của tiếng chuông reo vang với sự xoay chuyển đột ngột của những chiếc váy mà bà chủ mặc đã khiến con chó hoảng sợ đến nỗi nó phải tấn công theo phản ứng của bản năng. Ở nhà giam, người ta gắn một cái chuông trong chuồng của nó để tập nó quen dần với những tiếng ồn đột ngột. Khi nó được trả tự do, người phụ trách trại đã khuyên bà chủ di chuyển nhẹ nhàng mỗi khi chuông điện thoại reo. Và kể từ đó, con chó không còn cắn nữa.

Dù gặp trường hợp đơn giản hay khó khăn, Horsfall vẫn thực hiện công việc của mình một cách dịu dàng. Trong ngôi trường này chẳng ai động chạm đến chó, dầu bằng ngón tay.

Người cải tạo nói:

– Trừng phạt là điều hoàn toàn vô ích. Người ta có thể làm cho con chó kính trọng hay tin cậy mình, chỉ thuần ở nơi giọng nói của mình.

Theo ông, phản ứng của chó hoàn toàn giống hệt phản ứng của trẻ con. Ông kể chuyện con Kinkie, một con chó xù gốc Tây Ban Nha rất hay ghen tị, hễ thấy ông chủ là chạy đến cắn. Mỗi tối, nó chui vào giường giữa hai vợ chồng, đẩy người đàn ông khỏi giường và cắn ông ta. Sau cuộc điều tra, người huấn luyện cho biết sự việc chẳng có gì là đặc biệt. Trong khi người chồng đi làm, người vợ suốt ngày dành nhiều thì giờ vuốt ve, âu yếm con chó. Buổi tối, khi người chồng về, bà dành âu yếm, vuốt ve cho chồng, và con chó bị bỏ quên. Như đứa trẻ con, chó cũng ghen tị.

Ở trại, con vật ấy hưởng chế độ giáo dục như những đồng loại đã được cưng chiều quá mức. Những người nuôi dạy săn sóc các con chó khác lộ liễu ở trước mắt nó. Những món đồ chơi của nó được đem phân phối cho các chó khác. Mọi sự phản kháng của nó đều bị đàn áp một cách thẳng thừng. Đến khi con vật hiểu rằng nó không phải là loại hạng siêu đẳng để hưởng đặc lợi, đặc quyền thì người ta bèn trả nó về nhà. Horsfall cho biết:

– Bây giờ, mỗi tối trở về người chồng chơi đùa với nó giây lát để cho nó thấy không bị bỏ rơi. Mọi sự bây giờ đã tốt đẹp rồi. Trường hợp con chó Kinkie đã chứng minh rằng không phải do sự thô bạo mà thường do sự cưng chiều thái quá là nguyên nhân chính gây nhiều hành động sai lầm cho những con vật đáng yêu.

Thông thường, lỗi thuộc về các người chủ. Horsfall cho rằng: “Con chó là tấm gương soi của người chủ nó”, và bất cứ ai giao chó cho người nuôi dạy ở nhà tù này, đều phải chấp nhận đến đây để được hướng dẫn một mức nào đó.

– Nếu không vạch cho người chủ thấy được họ đã lầm lẫn ra sao, và nếu họ không quyết tâm sửa chữa những sai lầm ấy về sau, thì không hy vọng gì sửa đổi được con chó.

4. Việc tập luyện để cho chó biết vâng lời rất phổ biến ở Anh, nhưng Horsfall đẩy công việc này đi xa hơn bằng cách quan tâm đặc biệt đến việc tìm hiểu nguyên nhân tiên khởi đã khiến con vật phạm phải lỗi lầm, để tìm cách loại bỏ hẳn cái nguyên nhân ấy. Muốn biết cỗi nguồn của sự tệ hại, anh đã tìm hỏi những người chủ chó, những kẻ láng giềng và lớp trẻ con, để biết từ đâu và vào lúc nào kẻ có tội đã phạm lỗi. Anh nói:

– Chúng tôi phục hồi lại những tình huống đã dẫn dắt tới hành động đáng khiển trách, rồi chúng tôi bèn trấn an con vật, giúp cho nó hiểu rằng chẳng ai làm hại nó và dần dần cho nó thấy sự tin cậy nơi chúng tôi.

Nếu một con chó sợ xe hơi, thì các người nuôi dạy nó tìm cách cho nó chơi đùa ít lâu cạnh một chiếc xe đang đậu. Về sau, họ mở cửa xe để tập cho nó leo lên và ngồi bên trong. Sau nữa, họ đóng cửa xe và cho máy nổ. Cuối cùng họ chở nó đi dạo bằng xe hơi. Nếu một con chó cắn người đưa thư, kẻ chăn dạy nó mặc đồng phục người đưa thư để giúp nó vượt qua nỗi sợ. Một trong những trường hợp Horsfall tự hào hơn hết là con Rufus, một con chó xù gốc Tây Ban Nha rất ghét trẻ con và dễ trở thành hung tợn khi đến gần một vũng nước. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng ấy, Horsfall được biết có nhiều đứa trẻ đã ném con chó xuống sông có bờ dốc cao khiến nó không thể leo lên và con vật suýt chết đuối.

Ở nhà tù này, Rufus dần dần làm quen và sống hòa thuận với nhiều trẻ nhỏ cho đến một lúc nào đó không còn sợ hãi chúng như xưa. Sau đó các người chăm sóc và dạy dỗ nó tìm cách đưa nó đi vào trong nước để chiến thắng nỗi khiếp sợ ẩn tàng trong nó ngày nào. Nhưng Rufus vẫn ngán sợ. Nhiều lần nó chạy đến bờ sông và sủa vang. Người dạy nó bỗng nảy ra một ý. Anh ta phóng mình xuống nước rồi vừa vùng vẫy vừa kêu gọi sự cứu cấp. Như một tia chớp, Rufus phóng xuống dòng sông, lội ra một cách can trường để mong cứu mạng cho người bạn thân thiết đang “sắp chết đuối”. Và cả hai đã nô đùa dưới nước cùng nhau trong giây lát.

Nhiều tuần sau đó, Rufus lại được trở về nơi bờ sông mà ngày nào bọn trẻ suýt dìm chết nó. Một hôm, có đứa trẻ 4 tuổi bị rơi xuống nước, Rufus lao theo, nhào tới đứa bé, cắn cổ áo em và cố giữ để những ngưới cấp cứu kịp thời đến vớt.

Gregory Jensen
(Nhà văn Vũ Hnh dịch)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)