Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngọn lửa đấu tranh từ học đường giữa lòng đô thị miền Trung

Tạp Chí Giáo Dục

Trong lch s đu tranh hào hùng ca dân tc Vit Nam, thi k kháng chiến chng M cu nưc là mt giai đon cam go, khc lit, nhưng cũng lp lánh ánh sáng ca tinh thn yêu nưc và lòng dũng cm. Trong bc tranh ln y, TP.Đà Nng là mt trong nhng “đim nóng” ca các phong trào đu tranh đô th, đc bit là lc lưng giáo chc, thanh niên, hc sinh, sinh viên – nhng chiến sĩ thm lng, góp phn quan trng vào thng li ca Đi thng mùa Xuân 1975.

Học sinh sinh viên Đà Nẵng xuống đường biểu tình tẩy chay cuộc bầu cử độc diễn của chính quyền bù nhìn ngụy, ngày 3-10-1971 (ảnh tư liệu) 

S tri dy t hc đưng

Những năm 1966-1967 và 1970-1972, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh tại Đà Nẵng đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ. Những hoạt động như bãi khóa, biểu tình, đình công, đốt thùng phiếu, đốt cờ ba que, tấn công xe Mỹ bằng bom xăng tự chế… không chỉ thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt mà còn cho thấy trí tuệ và sự tổ chức cao độ của tuổi trẻ Đà Nẵng trong cuộc chiến chính trị – tư tưởng giữa lòng địch.

Ngày 17-7-1971, tại Tịnh xá Ngọc Cơ trên đường Hoàng Diệu, 37 học sinh đại diện cho hơn một vạn học sinh từ các trường trung học như Phan Châu Trinh, Nữ trung học Hồng Đức, Bồ Đề, Bán công Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản, Sao Mai, Quảng Đức… đã tổ chức một cuộc họp lịch sử, thông qua chương trình hành động và bầu ra Ban Chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng. Đây được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời chính thức của một tổ chức đấu tranh quy mô, bài bản và đầy khí phách ngay giữa lòng đô thị miền Trung.

Chỉ vài tháng sau khi thành lập, Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã tổ chức một trong những cuộc đấu tranh lớn nhất thời kỳ đó: phản đối trò hề bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 3-10-1971. Hàng ngàn học sinh xuống đường, biểu tình rầm rộ, phá hủy các trung tâm tuyên truyền của địch, đốt cờ ngụy, thùng phiếu, đập loa phát thanh… Báo Tia sáng ngày 4-10-1971 viết: “Đà Nẵng bị tê liệt trong sáng 3-10, bạo động dữ dội nhất nước đang diễn ra”.

Một buổi gặp mặt của anh chị em Tổng đoàn Học sinh sinh viên Đà Nẵng

Trong cuộc giáp lá cà với cảnh sát dã chiến, hai học sinh Nguyễn Bá Tần và Nguyễn Tam Vàng (trường Bồ Đề) đã anh dũng hy sinh. Đám tang của họ ngày 9-10-1971 đã biến thành một cuộc biểu tình khổng lồ, với hàng vạn người tham gia, bất chấp sự đàn áp từ quân đội và cảnh sát Sài Gòn. Điếu văn tiễn đưa của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã thổi bùng lên ngọn lửa căm hờn và quyết tâm của cả một thế hệ.

Từ năm 1970 đến 1975, Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng thực sự trở thành lực lượng xung kích trong phong trào đô thị miền Nam. Họ không chỉ hoạt động chính trị mà còn tham gia nhiều hoạt động quân sự, hậu cần, văn hóa, xã hội: như in ấn báo chí, truyền đơn, biểu ngữ, tổ chức mít tinh, che giấu cán bộ, giấu vũ khí… Trước sức mạnh và ảnh hưởng sâu rộng của phong trào, địch đã phát động chiến dịch càn quét “Sao Chổi 1” và “Sao Chổi 2”, song song với chiến dịch “Phượng Hoàng” nhằm bắt bớ, đàn áp, truy lùng các cán bộ, học sinh, sinh viên.

Ngày 15-5-1972, phần lớn cán bộ cốt cán của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị bắt và bị đưa đi giam giữ tại các nhà tù khắp miền Nam. Dẫu vậy, ngay cả trong lao tù, họ vẫn tiếp tục cuộc chiến bằng hình thức tuyệt thực, chống đàn áp, học tập và lan truyền tinh thần đấu tranh.

Một dấu ấn không thể nào quên là hành động phản đối phiên tòa quân sự của ba học sinh Đà Nẵng: Nguyễn Cam, Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Hòe ngày 30-9-1974. Tại pháp đình ngụy quyền, tòa án quân sự vùng 3 chiến thuật Sài Gòn, ba người đã rạch bụng, rạch tay, thể hiện khí phách của tuổi trẻ yêu nước. Hành động này được Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam nhắc đến như “phiên tòa thế kỷ”, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Nhng ngưi m âm thm gi la phong trào

Trong những tháng ngày cam go của cuộc đấu tranh vì hòa bình ấy, có bóng dáng của những người mẹ phong trào đã âm thầm bảo vệ, nuôi dưỡng và tiếp sức cho con em mình và bao thế hệ trẻ. Cụ bà Phan Thị Châu Liên, con gái nhà chí sĩ Phan Châu Trinh từng có bài phát biểu xúc động tại Đại hội học sinh sinh viên miền Nam năm 1971 tại Huế, đã gieo vào lòng lớp trẻ tinh thần yêu nước sâu sắc, khí phách Lạc Hồng. Nhà cụ tại số 72 Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) cũng là nơi in ấn và cất giữ tài liệu cho phong trào.

Bà Trương Thị Bích, người làm công quả tại chùa Pháp Lâm, không chỉ lo việc hậu cần cho nhà chùa mà còn là “hậu phương” vững chắc của phong trào. Bà Bích chăm sóc từng bữa ăn, từng chén nước, từng gói tài liệu, từng đêm trú ẩn cho anh em hoạt động nội thành. Dù không thuộc tổ chức cách mạng nào, nhưng với sự lanh trí, tận tụy và dũng cảm, bà trở thành người “canh gác thầm lặng” trong cuộc chiến ngầm đầy gian khổ ấy.

Bà Phan Thị Hường và má Ba Trà cũng là hai hình ảnh tiêu biểu về sự hy sinh âm thầm để hỗ trợ các học sinh, sinh viên đấu tranh vì độc lập. Bà Hường từng vào tận Sài Gòn để cung cấp danh sách tù nhân, đấu tranh đòi quyền lợi cho học sinh – sinh viên đang bị giam giữ. Má Ba Trà, chủ nhà sách Việt ở 49 Lê Lợi (Đà Nẵng), đã nhiều lần che giấu truyền đơn, cất giữ bom xăng, bảo vệ các em nhỏ giữa vòng vây của địch. Có lần má bị cảnh sát bắt tra hỏi nhưng vẫn giữ im lặng đến cùng để bảo vệ cơ sở cách mạng.

V thanh

Phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không đơn thuần là những hành động tự phát, mà là kết tinh của lòng yêu nước, sự tổ chức khoa học, tinh thần hy sinh vì đại nghĩa. Chính từ những trái tim trẻ tuổi, từ những mái đầu còn xanh, từ những bà mẹ âm thầm giữa lòng đô thị, phong trào đấu tranh ở Đà Nẵng đã trở thành ngọn lửa thiêng, góp phần phá vỡ bộ máy kìm kẹp của địch, tạo thế và lực cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhắc lại những trang sử ấy không chỉ để tri ân, mà còn để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào và tinh thần yêu nước trong mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay.

Thiên Phúc

Bình luận (0)