Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ngọt ngào “Thanh sắc Cố đô”

Tạp Chí Giáo Dục

“Thanh sc C đô” là tên ca d án đc sách bng ging Huế do nhóm sinh viên Khoa Quc tế – ĐH Huế trin khai vi mong mun giúp các em không may b khiếm th trên đa bàn Tha Thiên – Huế và trong cc có cơ hi tiếp cn vi sách nhiu hơn.


Nhóm d án “Thanh sc C đô” thc hin chương trình “Li chm sách” cho các em khiếm th ti Huế

Chia s vi tr kém may

Vào những ngày cuối tuần, Lê Thị Thu, sinh viên năm 2, Khoa Quốc tế – ĐH Huế thường đến Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù (TP.Huế) thăm các em nhỏ. Thương những hoàn cảnh kém may, Thu luôn ấp ủ ước mơ làm được một điều gì đó để chia sẻ cùng các em. Nhiều lần, Thu thổ lộ niềm mong muốn cùng bạn bè nhưng vẫn chưa tìm ra cách để thực hiện. “Tháng 3-2024, trong học phần tổ chức sự kiện, giảng viên ra đề bài yêu cầu sinh viên tổ chức một sự kiện gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng. Thế là niềm ấp ủ trong em bật thành ý tưởng. Em bàn bạc với các bạn và nhờ sự góp ý của giảng viên để đề xuất sự kiện “Lời chạm sách”, làm sách nói tặng cho các em khiếm thị. Dự án với tên gọi “Thanh sắc Cố đô” chính thức hình thành từ đó, Thu kể lại.

Trong quá trình tìm hiểu, trò chuyện với các thầy cô ở Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù, nhóm dự án nhận thấy số lượng đầu sách của các em nhỏ được tiếp cận khá hạn chế. Mục tiêu ban đầu của dự án là tiếp sức tinh thần tháng thanh niên kết hợp đem sách đến gần hơn với các em nhỏ, đặc biệt là các em khiếm thị nhân Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 21-4.

Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, dự án “Thanh sắc Cố đô” đã thu âm được gần 20 truyện ngắn trích từ cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại” do dự án tổ chức. Mỗi bài đọc đều được nhóm chia sẻ lên Fanpage Sắc sách: https://www.facebook.com/sacsach.tramgiaoluusachHue. Chương trình đọc sách này được các em nhỏ hưởng ứng tích cực. “Các truyện ngắn này là những mẩu chuyện nhỏ do mọi người sáng tác cho các em thiếu nhi. Nhóm muốn khuyến khích các bạn nhỏ không chỉ lắng nghe mà còn tìm cảm hứng để thử sức làm tác giả tham gia cuộc thi Đóa hoa đồng thoại”, Nguyễn An Thư – thành viên dự án cho biết.

T trái tim chm đến trái tim

Nhóm dự án “Thanh sắc Cố đô” quy tụ 23 thành viên là sinh viên Khoa Quốc tế – ĐH Huế. An Thư chia sẻ, mỗi thành viên là một nét tính cách riêng, đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng đều có chung tình yêu Huế, chung niềm đam mê sách và mong muốn làm được một điều gì đó để chia sẻ với các em khiếm thị. Dự án “Thanh sắc Cố đô” được xây dựng ra với 2 hoạt động chính: Xây dựng thư viện sách nói mang đậm thanh âm nơi mảnh đất kinh kỳ thông qua việc thu âm hoàn toàn bằng giọng Huế các câu chuyện thiếu nhi hồn nhiên, đầy màu sắc và trao tặng lại các em khiếm thị trong buổi giao lưu “Lời chạm sách” ở Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù (TP.Huế).


Các em nh ti Trung tâm Giáo dc – Hưng nghip tr em mù (TP.Huế) hng thú vi chương trình đc sách bng ging Huế

Nguyn An Thư – thành viên d án cho biết: “Trưc mt nhóm tp trung chia s, tìm hiu tâm tư ca các em khiếm th. Sau đó, s chia s trao đi v sách. Đnh hưng lâu dài d án s chn nhng đu sách tn văn, truyn ngn ca các tác gi viết v tui thơ, văn hóa đt Huế đ làm sách đc, làm giàu kho tàng sách nói cho cng đng, đc bit các bn khiếm th và lan ta nhiu hơn ging nói và văn hóa ca vùng đt C đô”.

Ban đầu, nhóm gặp rất nhiều khó khăn. Vì dự án hướng đến việc đọc sách bằng giọng Huế nên các thành viên đều trăn trở không biết giọng mình đã đủ Huế chưa, đọc có diễn cảm không và bạn đọc tiếp nhận như thế nào?… Đó là chưa kể những trăn trở khác để tìm được mạnh thường quân tài trợ mới có thể thực hiện được dự án. “Hiện nay, công nghệ phát triển nhưng giọng đọc các sách cũng chưa được đa dạng, thường chỉ có hai lựa chọn là giọng chuẩn Hà Nội hoặc giọng miền Nam. Sách nói là một dạng sách ngày càng được ưa chuộng tuy nhiên các màu giọng vẫn chưa được phong phú. Đó là chưa kể, sách nói dành cho thiếu nhi còn chưa đa dạng. Với các bạn khiếm thị thì giọng nói, âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu ở Huế, sao các em lại không được lắng nghe những sách nói từ chính giọng Huế? Mặt khác, em thấy giọng Huế rất ngọt ngào, một giọng đọc hay sẽ giúp người nghe ở mọi nơi cảm thấy yêu Huế, yêu giọng Huế hơn. Từ đó, mọi khoảng cách vùng miền sẽ được xóa bỏ, xích lại gần nhau hơn. Đó là lý do dự án chọn giọng đọc Huế để thể hiện”, An Thư cho biết.

An Thư quê gốc Huế, lớn lên ở TP.HCM. Sống giữa thành phố lớn, đôi khi An Thư ngẩn ngơ vì được nghe một chất giọng Huế đặc trưng từ người lạ qua phố. Tình yêu Huế lớn dần. Tốt nghiệp THPT, An Thư vô tình đọc được bài báo về Giấc mơ Huế. Trong giấc mơ ấy mong được lan tỏa được hình ảnh văn hóa đến với mọi người một cách sâu sắc và đa chiều. An Thư quyết định chọn TP.Huế để thực hiện giấc mơ giảng đường. Theo An Thư, kim chỉ nam của nhóm là trong mọi khó khăn hãy mở lòng mình ra, tự trái tim sẽ chạm đến trái tim và mỗi thành viên dự án đã để trái tim mình lan tỏa, đi xa hơn để có thể gặp gỡ nhiều hơn các bạn khiếm thị ở khắp nơi.

Sau sự kiện “Lời chạm sách” tạo ra hành trình lan tỏa yêu thương, lời nhắn gửi về giá trị cao đẹp của sự sẻ chia và lòng nhân ái tiếp thêm cho các em khiếm thị niềm tin và nghị lực để vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn, hiện dự án đang lên kế hoạch dần dần lan tỏa trên phạm vi rộng hơn. “Trước mắt nhóm tập trung chia sẻ, tìm hiểu tâm tư của các em khiếm thị. Sau đó, sẽ chia sẻ trao đổi về sách. Định hướng lâu dài dự án sẽ chọn những đầu sách tản văn, truyện ngắn của các tác giả viết về tuổi thơ, văn hóa đất Huế để làm sách đọc, làm giàu kho tàng sách nói cho cộng đồng, đặc biệt các bạn khiếm thị và lan tỏa nhiều hơn giọng nói và văn hóa của vùng đất Cố đô”, An Thư bộc bạch.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)