Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Ngũ cốc nguyên hạt

Tạp Chí Giáo Dục

Người ta không ngừng khen lợi ích của ngũ cốc đối với sức khỏe con người, nhất là ngũ cốc nguyên hạt.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Philip Mellen thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) được thực hiện trên 285.000 người, thì tiêu thụ 2,5 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trong ngày có thể giảm 21% nguy cơ tai biến tim mạch.

Ảnh: Shutterstock 
Người ta cũng đã chứng minh được khả năng ngăn ngừa tiểu đường của 10 loại ngũ cốc và trong số này là hạt quinoa, chứa nhiều quercetin, một chất kháng ô xy hóa chống thoái hóa các tế bào ở các trường hợp tiểu đường ở người trưởng thành. Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm no nhanh hơn là lúa mì hay gạo nên có thể ổn định được cơn đói, trong các chế độ ăn giảm cân. Tất cả các loại hạt nguyên vỏ còn có khuynh hướng giảm tốc nhiều bệnh như tai biến mạch máu não, hen suyễn và ung thư ruột kết.
Những người thường xuyên đưa ngũ cốc vào thực đơn có thể tránh được nguy cơ táo bón hoặc tiêu chảy lặp lại. Chúng ta được khuyên nên chọn ngũ cốc nguyên hạt bởi lớp vỏ bên ngoài chứa nhiều chất dinh dưỡng, phôi và cám có lợi hơn là ngũ cốc tinh chế. Mỗi một hạt có cấu tạo thành 3 lớp rõ rệt: lớp cám giàu chất xơ, lớp phôi là phần bên trong của hạt chứa dưỡng chất và phần “thân”, nội nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt có nghĩa là cả 3 phần trên đều được bảo quản nguyên vẹn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ ngũ cốc và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên chọn ngũ cốc nguyên hạt theo tiêu chuẩn như sau: sản phẩm ngũ cốc có hàm lượng chất xơ ≥ 3 gr/khẩu phần; sản phẩm có lượng muối không quá 240 mg/khẩu phần; sản phẩm có lượng đường không quá 7 mg/khẩu phần.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)