Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngư dân gom rác vì một đại dương xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mi ngư dân dc bin bãi ngang tnh Qung Nam, bin là vưn nhà. Mi chuyến vươn khơi, ngoài vic đánh bt cá tôm đ mưu sinh, h còn nht nhnh rác thi nha, tm lưi rách… mang theo đ tr v đt lin. Nhng vic làm thm lng y đang góp phn bo v môi trưng bin trưc vn nn rác thi nha.

Ngư dân Quảng Nam gom rác thải nhựa để bảo vệ môi trường

Ngư dân gom rác v b

Sáng sớm, ánh bình minh vừa vén mắt nước trong xanh lấp lánh báo hiệu một ngày mới, trên các bãi biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An), những chiếc thuyền sau một đêm vươn khơi đánh bắt hải sản lần lượt rẽ sóng trở về. Cùng với cá mú đầy trong khoang thuyền, các ngư dân đều mang kèm theo một chiếc bao đựng rác thải nhựa. Ngư dân Trần Văn Chở vui vẻ nói: “Biển cũng như vườn nhà mình vậy. Nếu trong vườn trồng rau quả cần có bàn tay thường xuyên vun xới, nhặt cỏ, làm sạch rác mới thu về những vụ mùa tươi xanh thì biển cũng cần được làm sạch rác để tạo môi trường sống cho cá tôm và vì cả cuộc sống khỏe mạnh của mình nữa”.

Cập bờ sau đó không lâu, ngư dân Nguyễn Văn Thương cũng mang theo túi rác, vừa trải những bước chân thật chậm trên bãi biển, ông vừa khom lưng nhặt mấy đoạn lưới rách vùi sâu trong cát cho thêm vào bao rác. “Xã đảo của tui nói không với túi nilon cả chục năm nay rồi. Gìn giữ môi trường biển, đảo là gìn giữ sức khỏe của chính mình và con cháu sau này. Du khách đến đây cũng sẽ cảm thấy nơi này trong lành, chắc chắn họ sẽ trở lại lần sau”, ông Thương vui vẻ nói.

Thói quen gom rác sau mỗi chuyến vươn khơi hay kể cả lúc tản bộ trên bãi biển đã được hình thành trong mỗi người dân Cù Lao Chàm. Đồng hành cùng người dân, chính quyền và Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tổ chức nhiều hoạt động thu gom rác thải, trong đó chú trọng rác thải nhựa để giữ gìn môi trường biển đảo sạch, đẹp.

Mới đây, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường biển năm 2024, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tổ chức hoạt động “đổi rác lấy quà” trong khuôn khổ ngày hội “Ngư dân xanh – Biển trong lành”. Hoạt động thu hút sự quan tâm, chung tay của hàng trăm người dân xã đảo, tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng về nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giúp người dân thay đổi, hình thành thói quen phân loại rác thải sinh hoạt và thực hành tiết giảm – tái chế – tái sử dụng. Rất nhiều rác thải nhựa, từ túi nilon, lưới cước, dây thừng, chai nhựa… đều được thu gom một cách hiệu quả.

“Từ nhiều năm trước, người dân ở xã đảo Tân Hiệp đã nói không với túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần để bảo vệ môi trường biển. Ngư dân chúng tôi mỗi lần ra khơi đều mang theo rác thải nhựa về. Những bao rác đó có thể đổi lấy những vật dụng như rổ đựng hải sản, cà mèn, giỏ xách để đi chợ… Như thế vừa có thêm đồ dùng trong gia đình, vừa bảo vệ được môi trường biển. Nhặt rác, cũng là cách để ngư dân trả ơn đối với biển cả đã cho mình nguồn sống”, ông Thương bộc bạch.

Nâng tm giá tr ca rác

Xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) là xã biển bãi ngang. Người dân đa phần sống nhờ vào biển cả bao đời nay. Tháng 4-2022, Hội Phụ nữ xã phát động chương trình thu gom rác thải nhựa từ biển, phân loại rác để gây quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Từ ngày biết được thông tin, ngư dân Đặng Văn Bảy cùng bạn thuyền của mình đều nhắc nhau thu gom rác thải nhựa từ biển mang về tặng chị em hội. Ông Bảy nói: “Mỗi người góp một tay, gây quỹ để chia sẻ khó khăn với các cháu mồ côi và chị em khó khăn để cùng nhau có cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là cách sẻ chia thiết thực nhất khi mà mỗi người dân vùng biển bãi ngang này đều còn nhiều khó khăn”.

Bà Lê Thy Trinh – Phó Giám đc S TN-MT tnh Qung Nam chia s, mô hình “ngư dân gom rác v b” giúp gim đưc lưng rác thi khó phân hy ra môi trưng bin và đi dương, phn nào bo v môi trưng bin và h sinh thái, các đng vt thy sinh trong môi trưng bin. Vic trin khai nhân rng mô hình này s giúp Qung Nam hoàn thành kế hoch thc hin Ngh quyết 48 ca Chính ph v vic phê duyt chiến lưc khai thác, s dng bn vng tài nguyên bo v môi trưng bin và hi đo đến năm 2030, tm nhìn năm 2050.

Những túi rác thải nhựa được ngư dân mang về sau mỗi chuyến vươn khơi

Ngư dân Đặng Văn Hoa vui vẻ cho biết, từ ngày biết đến mô hình của chị em phụ nữ trong xã, anh không chỉ gom vỏ lon, chai nhựa trong quá trình đi biển về mà còn nhặt nhạnh thêm khi thấy chai nhựa trôi trên mặt biển. “Tôi vui vì có thể góp phần bảo vệ môi trường biển, vừa góp được chút gì đó cho các cháu mồ côi có thêm điều kiện đến trường”, anh Hoa nói.

Sau 2 năm phát động, Hội Phụ nữ xã Bình Minh nhận được cam kết từ khoảng 40 chủ tàu thuyền mang rác từ biển vào đất liền. Trung bình sau mỗi chuyến vươn khơi trở về, mỗi tàu mang về khoảng từ 30 đến 50kg rác, trong đó có 80% rác tái chế được. Rác sau khi được tập kết, các hội viên chia nhau phân loại, đóng bao bán để gây quỹ. Nhiều trẻ mồ côi và các chị em có hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp sức, động viên để vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Toàn tỉnh Quảng Nam có bờ biển dài gần 125km. Theo đó, Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo của tỉnh được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển trong lành, hài hòa với thiên nhiên. Kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường biển được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh thời gian tới.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)