Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngư dân ra khơi gặp khó vì giá dầu cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong đt điu chnh giá xăng du gn nht vào ngày 1-6 giá du tăng mc 26.394 đng/lít. Theo các ngư dân đi bin TP.Đà Nng, đây là mc giá quá cao khiến h rt lo lng trưc mi chuyến vươn khơi lãi ít, l nhiu…


Sn lưng thy sn qua cng cá Th Quang năm nay thp hơn trưc

1.Âu thuyền cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) tầm 10 giờ sáng nắng rất gắt. Nhiều chiếc tàu công suất lớn cập bờ sau chuyến biển dài ngày. Trên bờ, những chiếc xe kéo đợi sẵn để vận chuyển hải sản. Không khí nhộn nhịp diễn ra độ vài chục phút của người trên bến, dưới tàu cùng nhau vận chuyển từng rổ cá lên bờ cho kịp phiên chợ. “Chuyến này có lãi không?” – Đó là câu hỏi thường được nghe từ bà con trên bờ dành cho các ngư phủ. Đâu đó vài câu trả lời đáp lại: “Cũng tạm đủ chi phí nhân công, còn dư chút đỉnh”, có người lại thở dài: “May ra hòa tiền vốn dầu, thực phẩm và công thuê thủy thủ”…

Vừa trở về sau chuyến biển dài ngày, ngư dân Phạm Việt Trung, chủ tàu BĐ94743, đang cùng các thuyền viên của mình chuẩn bị lưới và ngư cụ cho chuyến biển tiếp theo. Anh Trung bảo, chuyến nào đi trúng luồng cá thì sau khi trừ chi phí thuê nhân công, tiền mua sắm lương thực, thực phẩm, thuốc men và dầu máy thì vẫn thu được chút ít trang trải cho cuộc sống của cả gia đình. So với các năm trước, dù lượng cá đánh được vẫn bằng nhau nhưng tiền lãi thu về lại ít hơn. Nguyên nhân do giá hải sản tăng rất ít, gần như ổn định trong khi dầu máy lại tăng gần gấp đôi, các loại thực phẩm cũng đều đội giá. Tàu lớn nên nhân công cũng phải thuê tới 10 người mới đủ làm nghề. “Người đi biển đối mặt với muôn loại chi phí và đầy may rủi cho mỗi chuyến đi. Lãi ít, lỗ nhiều nhưng sinh ra ở biển, sống đời ngư dân nếu không bám biển thì biết theo nghề gì. Đó là chưa kể, biển cả với chúng tôi là cả tình yêu. Một ngày không đi đã thấy nhớ tàu, nhớ lưới”, anh Trung trải lòng.

2.Câu chuyện giữa chúng tôi về nghề biển bị đứt đoạn bởi tiếng máy nổ lớn, tiếng sóng đập mạnh của một con tàu vừa trở về từ biển. Một ngư phủ tầm tuổi trung niên có làn da rám nắng bước ra trước mũi tàu, đưa tay ra hiệu cho thuyền trưởng dừng máy, thả neo. Anh Trung hỏi với sang tàu bạn: “Trúng không bác?”. Đáp lại bạn nghề là nụ cười: “Chuyến ni tui đi hơn 1 tuần rồi về đây. Cũng trúng được mẻ cá kha khá nên cập bờ sớm hơn dự định. Tính ra cũng tạm ổn, có điều phí dầu đắt nên cũng chẳng dư được bao nhiêu. Càng kéo dài thời gian đánh bắt thì chi phí càng tốn trong khi không biết có đánh bắt thêm được nhiều hay không nên ngang Đà Nẵng là tôi cho tàu vào. Nghề biển mà!”. Anh tên là Phan Minh, chủ tàu QNg98502 (quê Quảng Ngãi). Đây là chuyến biển thứ 4 của anh, kể từ sau Tết. Trước chuyến đi này, tàu anh đã từng nằm bờ suốt hơn 2 tháng vì lo lắng các chi phí tăng cao, đi biển sợ sẽ lỗ vốn. Anh Minh cho biết: “So với trước đây, chi phí ra khơi bây giờ tăng gấp đôi. Mỗi chuyến con tàu của anh ngốn tầm khoảng 4.000-5.000 lít dầu cho khoảng thời gian 21 ngày lênh đênh trên biển. Nên nếu đánh được cá, gần cảng thì sẽ cập bờ để hạn chế được chừng nào chi phí hay chừng đó”.


Ngư dân Đà Nng than gp khó khi giá d mc cao khiến nhiu chuyến bin âu lo, thp thm

Còn với ngư phủ Nguyễn Văn Sơn, chủ tàu cá ĐNa91169 TS (trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng), từ sau Tết đến nay, tàu của gia đình anh đã ra khơi chuyến thứ 7. “Một chuyến đi 15 ngày, cần khoảng 3.000 lít dầu, tính ra hết hơn 75 triệu đồng. Chưa kể các chi phí khác nếu cộng lại cũng lên con số hàng trăm nên đi biển với ngư dân bây giờ là rất áp lực”, anh Sơn trải lòng.

Ông Nguyễn Lại – Phó ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang trăn trở, giá dầu đợt vừa qua có giảm nhưng vẫn còn rất cao, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Sau các đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh, người dân chới với vì dịch nay lại gặp khó vì các chuyến vươn khơi do vật giá tăng cao. Vì vậy, dù năm nay nhiều tàu thuyền đã vươn khơi trở lại song không nhiều như trước, có tàu cá vẫn nằm bờ vì sợ thua lỗ khiến nợ nần khó trả.

3.Thống kê cho thấy, ước tính lượng thủy sản qua cảng trong nửa cuối tháng 5 vừa qua là khoảng gần 2.500 tấn. Số liệu này ít hơn so với thời điểm giá dầu chưa tăng cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhiều lý do khách quan như thị trường chưa hồi phục sau dịch, hải sản đánh bắt chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá dầu tăng kèm theo các vật giá khác cũng tăng khiến ngư dân ngần ngại khi ra biển đánh bắt cá.

Theo các chủ tàu cá, mỗi chuyến biển thì giá dầu chiếm khoảng 40% chi phí. Nếu không trúng luồng cá thì không chỉ tay trắng mà còn đổ nợ nên họ rất e dè. Hiện Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang có hơn 1.200 tàu thuyền thường xuyên hoạt động khai thác hải sản trên biển. Trong đó có khoảng 600 tàu đánh bắt xa bờ. Việc giá dầu không ổn định, lại ở mức cao trong khi ngư trường đánh bắt hạn hẹp, tôm cá cạn dần, lao động làm nghề biển ngày càng hiếm nên chi phí thuê phải đủ hấp dẫn mới tìm được người… Khiến các chủ tàu cá gặp nhiều khó khăn. Họ không thể nói lên bờ kiếm việc khác để mưu sinh là lên ngay được, vì con tàu là cả gia sản, nghề biển gắn bó với họ đã trở thành truyền thống. Đó là chưa kể, không ai khác, chính họ là những cột mốc giữ gìn biển đảo Tổ quốc. “Trong muôn vàn khó khăn, chúng tôi vẫn nỗ lực duy trì nghề truyền thống của cha ông. Chỉ mong giá dầu được ổn định với mức giá vừa phải để ngư dân sống bằng nghề biển để có động lực vươn khơi”, ngư dân Nguyễn Văn Sơn nói.

Phan L

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)