Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa lâu hơn có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn, nói một cách khác, thời gian ngủ trưa khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.
Ngủ trưa quá lâu có nguy cơ mắc tiểu đường. |
Giấc ngủ trưa là khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa ngày, những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người vẫn đang gây những tranh cãi trong giới khoa học. Trong khi, một số nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ ngăn vào buổi trưa có thể mang lại lợi ích sức khỏe tích cực, một số khác lại cho rằng ngủ trưa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thậm chí có thể gây giảm tuổi thọ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khảo sát trên 27.000 người Trung Quốc đã nghỉ hưu, trong đó có cả nam giới và phụ nữ. Những người này được xếp thành những nhóm khác nhau dựa trên thời gian ngủ trưa của họ, từ không ngủ trưa đến ngủ trưa hơn 60 phút.
Hơn 2/3, tức là khoảng 18.500 người tham gia cho biết họ thường xuyên ngủ trưa. Sau khi điều chỉnh cả những yếu tố khác như hút thuốc lá, lượng thời gian cho giấc ngủ ban đêm và những hoạt động thể chất, kết quả cho thấy rằng những người ngủ trưa nhiều hơn một giờ có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường và tiểu đường so với những người không ngủ trưa.
Bà Elian Lucassen, một nhà nghiên cứu tại trung tâm Y khoa của ĐH Leiden ở Hà Lan cho biết trong một bài bình luận được công bố tuần trước trên tạp chí Sleep Medicine: “Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với những người thường xuyên ngủ trưa. Giấc ngủ ngắn có thể hữu ích với một số người và cũng không nên ngủ quá dài”.
Các nhà khoa học cảnh báo những phát hiện này chưa đủ để chứng minh giấc ngủ trưa qua dài gây bệnh tiểu đường, cũng có thể là so bệnh tiểu đường khiến cơ thể mệt mỏi và làm người bệnh muốn ngủ nhiều.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc và nhiều nơi khác, ngủ trưa là một thói quen khá phổ quát đến nỗi người dân cho rằng đó là thối quen tốt và không tin ngủ trưa có nguy cơ mắc tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao do cơ thể không sản xuất đủ Insulin để loại bỏ glucose thừa trong máu hoặc là do các tế bào đã trở nên đề kháng với insulin.
Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và ngủ quá ít hoặc quá nhiều vào ban đêm. Các nhà nghiên cứu cho biết ngủ ngày quá nhiều cũng gây ra rối loạn đồng hồ sinh học.
Bà Lucassen nói thêm: “Cũng có thể là do người ngủ ngày quá nhiều sẽ bị mất ngủ vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiểu đường”.
Theo Mai Phương
Dân trí, Livescience
Dân trí, Livescience
Bình luận (0)