Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Ngừa rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

Rối loạn tuyến giáp xảy ra sớm hơn thường là do di truyền. Gần đây, các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp.
Những người có vấn đề về tuyến giáp không nên nạp quá nhiều chế phẩm từ đậu nành /// Shutterstock
Những người có vấn đề về tuyến giáp không nên nạp quá nhiều chế phẩm từ đậu nành. SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu phát hiện hơn 2 tỉ người trên thế giới bị thiếu i ốt. Trong thực tế, phụ nữ dễ bị thiếu i ốt và bị các vấn đề về tuyến giáp hơn nam giới.
Các triệu chứng của tuyến giáp bất thường là gì? Lo âu, khó ở, tập trung kém, kinh nguyệt không đều, đầy hơi, tim đập nhanh, nhạy cảm với nhiệt, cái nóng, bao gồm cả việc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, tăng cân, đau nhức, cholesterol cao và ớn lạnh là một số triệu chứng của rối loạn tuyến giáp.
Các triệu chứng của vấn đề tuyến giáp ở nam giới bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, rụng tóc, táo bón, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương.
Sau đây là một số cách để ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ, theo healthtestingcenters.com.
Phụ nữ nên giảm căng thẳng vì tình trạng stress quá nhiều gây mất cân bằng nội tiết tố. Phụ nữ cũng dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn khi họ bị căng thẳng. Chính căng thẳng khiến tuyến giáp không hoạt động đúng chức năng.
Cải thiện sức khỏe đường ruột. Phụ nữ nên tránh các thức ăn chứa gluten, đường, sữa vì những loại thực phẩm này làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Trái cây giàu chất xơ, rau và đậu có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột. Bổ sung đậu trắng vào chế độ ăn uống vì đây là nguồn giàu chất sắt, cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.
Giảm viêm. Các loài cá béo như cá thu, cá hồi có tính kháng viêm tự nhiên. Bạn cũng có thể uống một ly sinh tố được làm từ cải bó xôi, chanh, dưa leo và cần tây để bảo vệ tuyến giáp.
Bổ sung đủ vitamin D là cực kỳ quan trọng vì lượng vitamin D thấp có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp. Vitamin D là chất chống viêm, rất hữu ích cho bất cứ ai bị bệnh rối loạn tự miễn dịch như cường giáp. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung 1.000 – 5.000 IU vitamin D mỗi ngày. Viamin D có trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…; can xi có trong cá mòi, sữa chua… Tắm nắng 10 – 15 phút mỗi ngày cũng giúp bổ sung can xi cho cơ thể.
Cần theo dõi lượng i ốt nạp vào cơ thể nếu bạn đang bị các vấn đề về tuyến giáp vì i ốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành hormone tuyến giáp thyroxine, chất giúp cơ thể phát triển bình thường. Trứng, cá mòi và phô mai là nguồn cung cấp i ốt tốt nhất. Tuy nhiên, không nạp quá nhiều i ốt vì có thể dẫn tới chứng cường giáp.
Nạp chất đạm vừa phải vì giúp vận chuyển hormone tuyến giáp đến tất cả các mô, giúp bổ sung chức năng tuyến giáp hiệu quả hơn. Một số nguồn chất đạm phong phú là trứng, hạt, quả hạch, cá và rau đậu.
Bổ sung chất béo tốt vì góp phần sản xuất và điều hòa các hormone. Không đủ chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống có thể phá vỡ sự cân bằng hormone. Vì vậy, bạn cần phải chọn đúng loại thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh gồm quả hạch, bơ, sữa dừa, hạt lanh…
 
Bất kỳ thực phẩm nào ngăn chặn sự hấp thu i ốt của cơ thể bạn đều nên loại bỏ khỏi chế độ ăn uống. Những người bị tuyến giáp nên hạn chế bắp cải, đậu nành. Nạp quá nhiều các chế phẩm từ đậu nành có liên quan đến tăng nguy cơ các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
Ngừng hút thuốc lá. Bạn có thể không biết rằng khói thuốc lá có nhiều độc tố nguy hiểm đối với tuyến giáp và từ đó dễ kích hoạt bệnh tuyến giáp.
Thế Phương/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)