Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Ngược dòng sông Giăng khám phá Pù Mát – Con Cuông

Tạp Chí Giáo Dục

Nm phía Tây ca tnh Ngh An, giáp biên gii Vit – Lào, huyn min núi Con Cuông đưc UNESCO đưa vào danh sách các đa danh thuc Khu d tr sinh quyn, trong đó trung tâm là Vưn quc gia Pù Mát. Ngưc dòng sông Giăng, v Pù Mát không ch đưc thư thái trong vòng tay mát rưi ca thiên nhiên vi sông, sui, bóng mát cây rng mà còn khám phá nhng nét đc trưng ca văn hóa truyn thng ngưi Thái…


Thác Khe Kèm như di la trng gia Vưn quc gia Pù Mát

Ngưc sông Giăng ngm sơn thy hu tình

Khi xưa, Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan từng có câu thơ vịnh về Con Cuông: “Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu/ Tranh sơn thủy một màu ai khéo vẽ”. Từng ấy ngôn từ đủ hình dung về bức tranh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Con Cuông.

Ông Ngô Minh Hạnh – cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát nói, du lịch sinh thái khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hiện nay đang là loại hình được nhiều du khách lựa chọn. Vườn quốc gia Pù Mát là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Con Cuông. Thành lập năm 2002, diện tích tự nhiên 194.000ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000ha và vùng đệm 100.000ha, đỉnh Pù Mát có độ cao 1.841m. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát có hơn 1.200 loài thực vật quý hiếm, cùng hàng trăm loài động, thực vật nằm trong Sách đỏ. Tháng 11-2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Du khách thưng thc rưu c bn Nưa

Tránh xa những ồn ào của phố thị, dừng chân tại Vườn quốc gia Pù Mát như được hòa vào thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành và khám phá vẻ đẹp của muôn vàn cây rừng hàng nghìn năm tuổi. Đi sâu vào trong vườn là thác Khe Kèm. Anh Ngô Minh Hạnh cho biết, Khe Kèm theo người Thái nghĩa là dải lụa thắm. Mỗi năm có khoảng hơn 30 ngàn lượt khách đến. Ở Khe Kèm vào mùa hè có thể hòa mình cùng dòng nước mát lạnh và được một loài cá nhỏ sống trong vách đá đến mát-xa chân.

Hành trình ngược dòng sông Giăng – con sông dài nhất nằm bao quanh Pù Mát để tham quan vùng lõi khu dự trữ sinh quyển là một sự lựa chọn đáng giá. Hơn 2 tiếng đồng hồ dọc theo dòng sông, càng đi sâu vào trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát không khí càng trong lành. Ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đua sắc; trên những triền núi cao là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi… Ở thượng nguồn sông Giăng, chúng tôi được anh Ngô Minh Hạnh dẫn đến thăm thú bản Búng và bản Cò Phạt của tộc người Đan Lai – tộc người với thói quen ngủ ngồi giữa đại ngàn Pù Mát. Anh Hạnh nói, hiện Vườn quốc gia Pù Mát mở tuyến du lịch khám phá thác ghềnh sông Giăng từ xã Môn Sơn đến hai bản này, hứa hẹn sẽ là một tour du lịch được nhiều du khách ưa khám phá nét văn hóa bản địa tìm đến.

Ngưi Thái làm du lch cng đng

Con Cuông còn đặc trưng bởi những nét văn hóa truyền thống của người Thái. Toàn huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng người Thái chiếm 75%. Những bản làng du lịch cộng đồng của người Thái ở đây là một trong những kiểu mẫu về cách làm du lịch cộng đồng. Mô hình du lịch cộng đồng gắn với sinh thái được huyện thực hiện tại 4 bản: bản Thái Sơn và bản Xiềng (xã Môn Sơn), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê) và bản Nưa (xã Yên Khê).

Chị Lò Thị Hoa (45 tuổi) – một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở bản Nưa. Cách đây 9 năm, nhờ sự gợi ý của Vườn quốc gia Pù Mát, chị đã mạnh dạn đứng ra làm du lịch cộng đồng. Điểm mạnh ở đây là 100% hộ người Thái còn giữ được nhà sàn truyền thống. Chị em giữ gìn được nhiều nét hoa văn trên khung dệt thổ cẩm. “Tôi dùng chính ngôi nhà sàn của mình để làm homestay. Đó cũng không phải là điều dễ dàng, năm 2011, tôi bán cả bầy trâu và vay mượn thêm để thực hiện. Mỗi ngày tôi mặc trang phục thổ cẩm truyền thống và sử dụng những dụng cụ đặc trưng của người Thái để đón khách. Tôi muốn góp sức giữ gìn văn hóa truyền thống và giới thiệu nét đặc sắc của bản làng mình đến với du khách thập phương”, chị Hoa nói.


Ngưi bn Xing dt th cm làm du lch cng đng

Đm say cùng thiên nhiên Pù Mát, thưng thc nhng điu múa, điu dân ca ca đng bào Thái, thưng thc nhng món ăn đc sn ca núi rng và nhâm nhi nhng chén rưu men lá cay nng… Cm thy thêm yêu mnh đt và con ngưi nơi núi rng min Tây x Ngh.

Ở bản Nưa trọn một ngày đêm. Nói như chị Hoa: “Du lịch thực tế phải vậy mới đúng nghĩa”. Theo hướng dẫn của chị Hoa, tôi được tham quan khe Nước Mọc, thăm thú các mô hình sản xuất, phong tục người Thái như: đi cấy lúa, làm cỏ lúa, xem lễ cưới, hỏi, thưởng thức các món ăn của người Thái. Du lịch cộng đồng ở đây còn mang nét hoang sơ, tự nhiên như bản tính của đồng bào nhưng rất đáng để khám phá.

Trang phục truyền thống của người Thái xứ Nghệ mang nét hấp dẫn riêng với vẻ đẹp nguyên sơ, tinh tế. Bà Hà Thị Huế – một người dân bản Xiềng (Mai Sơn) bộc bạch: “Trước đây khi chưa có khách du lịch, thổ cẩm làm ra chủ yếu tự cung, tự cấp. Nay du khách đến, sản phẩm bán được nên chị em rất phấn khởi, tích cực làm, nhất là mặt hàng khăn tơ được ưa chuộng nhất… Nhờ đó, đời sống khá giả hơn trước nhiều”. Con gái Thái 10 tuổi đã được mẹ dạy dệt thổ cẩm, vài năm sau đã thạo nghề. Bởi thế dù đi đâu họ vẫn không quên từng đường thoi làm nên thớ thổ cẩm đẹp. Bản Xiềng còn tới 2/3 hộ vẫn còn giữ khung dệt, nhiều người giữ nghề, nhất là khu du lịch cộng đồng phát triển. Không ai khác, chính họ trở thành người kể chuyện nghề.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Bình luận (0)