Tòa soạnHoạt động tòa soạn

Người bạn “ tri âm, tri kỷ” của nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Vào khong tháng 8-1992, t mt ngôi trưng cp 3 vùng sâu, tôi đưc điu đng v S GD-ĐT tnh Sóc Trăng, ph trách b môn ng văn (tnh Sóc Trăng tái lp, tách ra t tnh Hu Giang vào tháng 4-1992). Cơ s vt cht, điu kin làm vic vô cùng thiếu thn; nhưng v mt tinh thn, đc bit là báo chí, đưc văn phòng s đt mua theo yêu cu ca tng b phn chuyên môn…

Tác giả nhận giải thưởng cuộc thi “Giải quyết tình huống giáo dục” do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức

Bui ban đu “tâm đu ý hp” khó quên

Bước vào năm học mới 1994-1995, một lần trên bàn tôi có tờ tạp chí của ngành giáo dục TP.HCM với tựa báo thật khiêm tốn so với những tờ báo mà tôi từng đặt mua; hỏi ra mới biết cô văn thư đưa xuống, nói là báo người ta gửi cho ngành xem tham khảo. Lần mở từng trang, tôi ngạc nhiên, thú vị vì thấy báo đã nói giùm những điều mình định nói, định viết; những điều rất gần gũi, bổ ích cho công việc nghiên cứu, học hỏi.

Vì sao có sự gần gũi, “tâm đầu ý hợp” ngay từ khi mới gặp tờ báo? Bởi vì các tác giả không phải là những người nổi tiếng, nói toàn những chuyện tầm cao mà là những cán bộ quản lý nhà trường, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, là phụ huynh, là những người quan tâm đến giáo dục viết về chính công việc đang làm của họ. Những ý kiến, bài viết ngắn gọn nhưng mang nhiều nội dung thiết thực, có tác dụng soi rọi những lý thuyết, kiến thức bài vở. Đó là những tình huống sư phạm, những vướng mắc trong giảng dạy, những góp ý về mối quan hệ giữa hội cha mẹ học sinh với nhà trường… Cảm thấy mình cũng có thể “chen lấn” nên tôi mạnh dạn viết cho những mục mình tâm đắc như “Văn học – nghệ thuật”, “Chuyện học đường”, góp một tiếng nói từ nơi xa xôi cùng quý báo.

Hồi ấy hệ thống mạng internet chưa rộng khắp như bây giờ nên bài báo phải viết tay, ra bưu điện bỏ vào thùng thư và chờ có tên trên mục… “Hộp thư bạn đọc” là đã sướng rêm mình rồi! Thế là từ đó, hàng ngày, hàng tuần bên cạnh niềm vui trong công việc, tôi còn có niềm vui đợi chờ bài được đăng như thế nào? Cũng hồi hộp, lo âu khi ra quầy báo đọc “cọp”, coi có bài mình hay không và sung sướng run người khi có bài mình dù nằm ở một góc khiêm tốn!

Buổi ban đầu gặp tờ báo của ngành giáo dục TP.HCM chắc cũng phải có cái duyên của nó. Kể từ đó, tôi luôn gắn bó với tờ báo, người bạn thân thiết của người làm công tác giáo dục; học được rất nhiều điều từ tờ báo để công việc có hiệu quả hơn.

Ngưi bn “tri âm, tri k” và nhng li ích t t báo mang li

Có câu thơ thường được viết theo lối thư pháp lên đá, lên tranh: “Quen biết đầy thiên hạ/ Tri kỷ được mấy người?”. Nay xin được phép sửa lại cho đúng hoàn cảnh: “Đọc báo trong thiên hạ/ Tri kỷ được mấy tờ?”.

Kể từ khi “bén duyên” cùng Báo Giáo dục, tôi đã đặt mua hàng năm và đều đặn hàng tuần tôi nhận được báo. Mở từng trang báo là tôi thu nhận được rất nhiều thông tin, học được rất nhiều qua những cuộc thi ứng xử tình huống sư phạm. Tôi mang những tình huống này cho các giáo viên ở các trường xem và hưởng ứng tham gia thi. Mục “Chuyện học đường” thật phong phú, sinh động với rất nhiều vấn đề lớn, nhỏ được đặt ra. Có trải qua thực tế giảng dạy thì giáo viên mới biết được chỗ này ổn, chỗ kia chưa ổn; cách này hay, cách kia chưa hay… Họ mạnh dạn nêu ý kiến và đề nghị các cấp có thẩm quyền về chuyên môn phản biện, trả lời. “Chuyện học đường” là chuyện xảy ra nơi lớp học, nơi cuối cùng của thước đo chất lượng giáo dục. Việc thực hiện chương trình cũng bắt đầu từ đây. Nhờ có sự phản hồi từ cơ sở, chương trình được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp hơn. Vì vậy, “Chuyện học đường” luôn cuốn hút mọi người quan tâm, theo dõi.

Công tác chủ nhiệm cũng là một vấn đề lớn mà Báo Giáo dục quan tâm, thường xuyên đăng tải các ý kiến để các trường tham khảo, vận dụng vào thực tế của trường mình. Có các ý kiến phản biện mới biết nhiều thầy cô giáo, nhiều nơi có những cách làm hay, hiệu quả; nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm hết mình vì học sinh. Qua đó, tôi học được rất nhiều điều hay, ghi chép lại và có dịp trao đổi, bàn luận với giáo viên khi mình xuống cơ sở. Hoặc báo đề cập vai trò của Đoàn, Đội trong các hoạt động của trường học; chất lượng đoàn viên, đội viên đã đáp ứng kỳ vọng chưa? Rồi vai trò của “hội cha mẹ học sinh”, mối quan hệ với ban giám hiệu thế nào cho khách quan, cho hài hòa, tất cả vì mục đích chung là tạo những điều kiện tốt cho công tác dạy và học. Những việc tưởng chừng nhỏ như xếp hàng đầu giờ khi vào lớp học tiết đầu tiên trong ngày; hát tập thể đầu giờ, thực hiện đồng phục (nam bỏ áo vào quần) đều có ý nghĩa. Đó là kiểm tra sĩ số, kiểm tra việc thực hiện đồng phục (có “Cờ đỏ” của lớp khác được phân công ghi nhận); hát đầu giờ để ổn định lớp, tạo không khí vui tươi, tạo hứng khởi cho tiết học…

Các kỳ thi giải quyết tình huống giáo dục của báo cũng sôi động không kém gì một kỳ thi nào trên các báo khác. Khi tình huống được đưa ra, mọi người xúm vào bàn tán, sẽ giải quyết thế này, không giải quyết thế kia… khá rôm rả, hào hứng. Báo đã tạo nhiều sân chơi, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bạn đọc cùng làm báo. Bản thân tôi đoạt giải nhất trong kỳ thi xử lý tình huống giáo dục năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Báo Giáo dục TP.HCM ra đời (1994-2014).

Kể ra hết được thì còn rất nhiều vấn đề mà báo đề cập, mang đến cho bạn đọc một khối lượng kiến thức lớn. Thời gian đầu còn mục “Văn hóa – Văn nghệ” cũng thu hút được nhiều cây viết trong cả nước thể hiện tài năng. Những truyện ngắn, tản văn, thơ… luôn xoay quanh chủ đề nhà giáo – nhà trường; chủ đề về tôn sư trọng đạo, về tình cảm thầy trò rất đẹp và trong sáng. Rất tiếc mục này không còn vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan và bạn đọc mong đợi có ngày tái xuất.

Báo mở ra nhiều chuyên mục cần thiết, kịp thời nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về các mặt của bạn đọc gần xa. Bạn đọc đủ các lứa tuổi đều tìm được những chuyên mục mà mình yêu thích. Từ đó có tác động lớn trong tư duy, trong tầm nhìn của mọi người.

Vài dòng góp ý cùng Tp chí Giáo dc TP.HCM

Một: Không ngừng nâng cao chất lượng bài viết, nhanh nhạy, kịp thời và chính xác trong các thông tin, góp phần đưa những thông tin cần thiết đến với mọi người, nhất là các nhà giáo. Hai: Thế mạnh của tạp chí là hệ thống trường học các cấp trải rộng trên địa bàn TP.HCM với đội ngũ hùng hậu cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng học sinh. Bên cạnh đó là đội ngũ thầy cô giáo, những người quan tâm đến giáo dục có mặt trên mọi miền đất nước. Làm sao khai thác, quy tụ được những phản ánh, không chỉ ở TP.HCM mà còn mở rộng đến các vùng miền khác… Ba: Nghiên cứu mở các chuyên mục về lịch sử, về nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian các vùng miền thể hiện qua ca dao, tục ngữ… Bốn: Nghiên cứu, đầu tư mở các cuộc thi ứng xử tình huống sư phạm hoặc nêu vấn đề để bạn đọc tham gia bàn luận, phản biện. Có như vậy mới có phản hồi, có tranh luận mới tìm ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý. Năm: Mở trang “Thơ nhà giáo – nhà trường” với diện tích nhỏ ở trang cuối. Chọn đăng những bài thơ ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc về nhà giáo, nhà trường, về sự nghiệp trồng người… Đó cũng là sự đáp ứng nhu cầu thể hiện lòng mình bằng thơ của nhiều người đối với ngành giáo dục.

Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)