Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Người cổ đại chế ra pin cách đây 2.000 năm

Tạp Chí Giáo Dục

Loại pin Baghdad được chế tạo từ cách đây 2.000 năm có khả năng tạo ra dòng điện lớn hơn một volt.
Oopart (out of place artifact) là thuật ngữ dùng để chỉ các vật thể thời tiền sử được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng. Oopart thường khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm ra lý thuyết mới để giải thích, đồng thời khơi mào nhiều cuộc tranh luận.
Người cổ đại chế ra pin cách đây 2.000 năm
Minh họa pin Baghdad từ bức tranh cổ vật tạo tác của bảo tàng. (Ảnh: Wikimedia Commons).
Năm 1938, nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig tìm thấy những đồ vật tạo tác gọi là pin Baghdad, ở bên ngoài thủ đô Baghdad, Iraq. Mô hình của pin Baghdad có thể tạo ra dòng điện lớn hơn một volt. Điều này cho thấy, công nghệ tạo ra điện năng đã có từ hàng nghìn năm trước, trong khi chúng ta nghĩ rằng chỉ con người hiện đại mới có đủ công nghệ chế tạo pin.
Nhiều người hoài nghi thường tìm cách giải thích sự xuất hiện của các đồ vật oopart là do hiện tượng tự nhiên. Tuy vậy, pin Baghdad rõ ràng là đồ vật do con người tạo ra và có khả năng sản sinh ra điện. Tất nhiên, mục đích sử dụng thật sự của chúng ở 2.000 năm trước vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhân loại ngày nay.
"Loại pin này luôn thu hút sự quan tâm giống như một món đồ cổ hiếm có. Chúng chỉ được tạo ra một lần. Theo như chúng tôi biết, không còn ai khác tìm thấy những thứ như vậy. Đây là hiện vật kỳ lạ, là điều bí ẩn của cuộc sống", BBC dẫn lời Paul Craddock, chuyên gia lĩnh vực luyện kim tại Bảo tàng Anh, cho hay.
Người cổ đại chế ra pin cách đây 2.000 năm
Cục pin do trường cao đẳng Smith tái tạo.
Pin Baghdad có cấu tạo khá đơn giản với lớp vỏ ngoài làm bằng đất sét nung, nắp pin làm từ nhựa đường. Một thanh sắt gắn xuyên qua nắp bình, nằm trong một ống đồng. Sau đó, bình được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc hoặc một số chất có tính axit khác. Chúng đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện.
Trường cao đẳng Smith ở Masachusetts (Mỹ) đã tái tạo thiết bị nói trên. Một bài viết đăng trên trang web của trường cho biết: "Không có tài liệu nào mô tả công dụng chính xác của chiếc bình, nhưng theo phỏng đoán tốt nhất thì nó là một loại pin. Các nhà khoa học tin rằng, những bình pin được dùng để mạ điện đồ vật, bằng cách phủ một lớp kim loại (vàng) lên bề mặt lớp kim loại khác (bạc), một phương pháp vẫn tồn tại ở Iraq ngày nay".
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)