Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người “dẫn đường” ở Đông Trường Sơn

Tạp Chí Giáo Dục

“Khát vng ln nht ca tôi là làm sao giúp bà con thoát nghèo bn vng. Cái gì chưa biết thì hc hi, cái gì chưa làm đưc thì kiên trì đến cùng, min sao có th góp chút công sc đ đưa cuc sng ca bà con mình tng bưc thoát ra khi s đói nghèo, lc hu là mng lm ri”, ch Lê Th Hi, Ch tch xã Hưng Tân, huyn min núi Hưng Hóa (Qung Tr) bc bch.

24 năm qua, ch Lê Th Hi đã có nhiu đóng góp cho xã min núi Hưng Tân  phía Đông dãy Trưng Sơn

1.Lê Thị Hội là con út trong gia đình Vân Kiều đông con ở thôn Trằm, xã Hướng Tân (Hướng Hóa). Mồ côi mẹ từ năm lên 10 tuổi. Nhưng không như bao bạn bè cùng trang lứa khác, cô bé Vân Kiều vẫn ham học và theo đuổi con chữ trong khi bạn bè lớn lên lần lượt lập gia đình theo phong tục người vùng cao. Hội bảo: “Ngày đó cả bản rất ít bạn bè đến trường, nhưng mình vẫn đi học vì thích học chữ. Dù học nội trú thường xuyên phải ăn bo bo”. Con đường học chữ cũng có lúc đứt đoạn khi Hội đi lấy chồng nhưng không lâu sau đó, chị nỗ lực nối lại để tiếp tục đến trường hoàn thành chương trình THPT rồi trung cấp chính trị. Ngày đó, Hội là hiện tượng “hiếm” ở bản làng Vân Kiều vùng cao nên chị được tin tưởng làm thư kí cho Chi hội trưởng Phụ nữ thôn rồi đến thư kí của Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. “Con chữ ngày đó còn ít nên hễ có văn bản nào cấp trên gửi về hoặc viết giấy tờ gửi đi, các cô các bác đều gọi mình đến đọc và viết”, chị Hội nhớ lại. 

Là người sáng chữ, năm 1994, chị Hội được tin tưởng bầu làm Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hướng Tân. Một năm sau đó, chị lên làm Chủ tịch hội kế nhiệm người đi trước nghỉ hưu. 10 năm trong công tác phụ nữ là quãng thời gian cống hiến với nhiều kỷ niệm vui buồn cùng phong trào. “Lúc ấy cái chữ còn khó khăn, nhận thức còn hạn hẹp. Mọi việc vận động phải theo phương châm mưa dầm thấm lâu. Nhưng khó nhất vẫn là chuyện dân số kế hoạch hóa gia đình và hủ tục tảo hôn”, chị Hội kể. Chuyện dân số là chuyện muôn đời, không dễ gì ngày một ngày hai có thể hoàn thành trong khi nhận thức của đồng bào vùng cao ngày ấy còn quá hạn hẹp. Chị Hội bảo: “Mình cùng đồng nghiệp đến vận động thì chị em rất ngại. Vận động được họ đi khám sức khỏe rồi nếu không có vấn đề gì, không cấp thuốc thì chị em… buồn! Cứ phải giải thích mãi”. Đó là chưa kể đa số các gia đình vùng cao đều có ít nhất 3, 4 đứa con, có gia đình lên tới gần chục đứa. Thế nhưng đến vận động kế hoạch hóa thì vợ đồng ý mà chồng… lắc đầu. Những cuộc vận động như thế rất gian nan, chị em trong hội cứ phải đi lại nhiều lần, lấy từng dẫn chứng cụ thể để thuyết phục. Còn hủ tục tảo hôn, để xóa bỏ cũng không hề dễ dàng. “Miềng nói rồi mà hắn không ưng thì mần răng được”! Đó là câu nói mà chị Hội và các chị em trong Hội Phụ nữ xã, thôn thường xuyên phải đối mặt khi đến vận động phụ huynh khuyên can con em mình đừng lấy chồng sớm. Hủ tục tảo hôn cứ dai dẳng, người ta nghĩ con cái lớn lên một chút tầm 13, 14 tuổi là phải lấy vợ, lấy chồng. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Chị Hội bảo, đôi khi tuyên truyền mãi cũng chán nản nhưng không khi nào nghĩ mình bỏ cuộc. Hôm trước đến nói bà con chưa thông thì hẹn hôm sau sẽ đến với câu chuyện hay hơn. Cứ thế, đi đến mòn ngõ để giải thích cho bà con hiểu.

Đng bào min núi Hưng Tân đang thu hoch lúa

Ch Hi nói: “Đ hoàn thành tt công tác  bt c v trí nào đi vi ph n, nht là ph n vùng cao là mt ngăn tr ln. Cũng may mình đưc ông xã và ngưi thân to điu kin tt nht đ hoàn thành nhim v”.

2.Năm 2004, được sự tin tưởng của lãnh đạo, chị Hội giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã. Đến năm 2011, là Chủ tịch UBND xã. Chị gần như là một trong số ít con em đồng bào Vân Kiều thời bấy giờ làm quản lý. Từ công việc của đoàn thể chuyên phát triển mang tính phong trào, chị lên làm quản lý với tầm bao quát hơn về tất cả các mặt từ an sinh xã hội, phát triển kinh tế đến giữ vững an ninh trật tự… Để đảm nhiệm được ngần ấy yêu cầu, chị phải tự mình nỗ lực tìm tòi, học hỏi ở sách vở, bạn bè, những thế hệ đi trước. “Mình vừa làm vừa phải học hỏi, nhất là các vấn đề liên quan đến luật. Bởi nếu không học, không biết thì quản lý không xuể và tiếng nói không trọng lượng”, chị Hội nói. Trên cương vị của mình, chị cùng đồng nghiệp chung tay tháo gỡ từng bước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của bà con đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở xã, thúc đẩy phát triển kinh tế ở một bộ phận đồng bào đi kinh tế mới để nâng cao đời sống, động viên con em đến trường để nâng tầm tri thức.

3.Tròn 24 năm từ công tác phụ nữ cho đến Chủ tịch UBND xã, những dấu chân của chị Hội “đóng dấu” khắp các bản làng trong các phong trào vận động, làm cầu nối giúp bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, bỏ hủ tục lạc hậu ở một xã vùng cao phía Đông dãy Trường Sơn. Nhiều người tự giác kế hoạch hóa gia đình, giảm bớt hủ tục tảo hôn. Nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, làm giàu… Chị được rất nhiều cấp, hội tặng bằng khen, giấy khen. Ở tuổi xấp xỉ 50, đang độ chín của một người lãnh đạo, chị Hội vẫn không thôi trăn trở cùng đời sống bà con. “Hướng Tân vẫn là một xã còn đến khoảng 52% hộ nghèo và cận nghèo. Đa số là bà con đồng bào Vân Kiều, Pa Cô. Mong có cơ chế, chính sách gì đó để giúp bà con vừa thoát nghèo được 1, 2 năm được trợ lực để có hướng đi phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo”, chị Hội trải lòng.

Bìa, nh: Phan Vĩnh Yên 

Bình luận (0)