Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người dân than trời vì “muỗi tặc”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu tháng nay, ngưi dân sng quanh khu vc cu Băng Ky (Q.Bình Thnh) đang phi than tri trưc nn “mui tc” đang vo ve bùng phát tr li. Không ch làm xáo trn sinh hot hàng ngày mà còn khiến dân “mt ăn mt ng” lo đi phó vi mui.

Ngưi dân sng quanh khu vc cu Băng Ky đang phi than tri trưc nn “mui tc”

Thậm chí, nhiều người dân còn lo ngại rằng, Tết này sẽ phải đón Tết “cùng muỗi”.

Mui vo ve như ca nhc

“Con vô đây, cô chỉ cho coi”, vừa nói bà Phạm Thị Thu Dung (nhà dưới chân cầu Băng Ky) vừa dẫn tôi vào nhà. “Từ quần áo, chăn màn, ly chén đến bậu cửa, mọi ngóc ngách trong nhà, muỗi đều tìm đến trú ngụ”. Để minh chứng thêm cho lời mình nói, bà Dung dẫn tôi xem từng chiếc khăn mặt trong nhà tắm, đến cánh cửa phòng. Thậm chí, khi bà lấy chân khua vào đống giấy báo góc nhà, muỗi cũng ùa ra từng đàn.

Thấy hàng xóm nói về muỗi, như được “gãi đúng chỗ”, ông Nguyễn Văn Năm hóm hỉnh bày tỏ thêm “Ở đây là sống chung với muỗi. Sáng sớm mà mở cửa ra là muỗi nó đuổi nhau bay vào. Chập tối là phải đóng kín cửa. Tối đến muỗi vo ve như ca nhạc ấy, không ngủ nổi. Chẳng lẽ làm gì cũng “giăng mùng”.

Nhưng theo chị Nguyễn Thị Thu (sống tại đường Nơ Trang Long, P.12) khổ nhất có lẽ là bọn trẻ con. “Muỗi bay vù vù cả ngày, đốt đỏ hết người như lên phát ban vậy. Nhà mình có hai bé, tối đến phải ngồi học bài, dù đốt nhang muỗi, phun thuốc xịt muỗi, rồi tối nào cũng cầm vợt muỗi canh con học, mà sau khi học bài xong, chân đứa nào cũng ửng đỏ vì muỗi đốt”.

Theo người dân ở quanh cầu Băng Ky (P.12, P.13, Q.Bình Thạnh), muỗi nhiều sở dĩ là do nguồn nước tù đọng, ô nhiễm, không được khơi thông dòng chảy trong rạch Lăng. “Ở đây có một con đập ngăn triều cường với giáp ranh sông Sài Gòn nhưng đã bị đóng bít, chỉ còn ống cống rất nhỏ. Vì vậy mà dòng chảy bị tắc nghẽn, rác cứ thế ùn tắc, thành nước tù nước đọng, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, nảy nở”, người dân bày tỏ.

Đứng từ trên cầu Băng Ky nhìn xuống dòng rạch Lăng, chỉ thấy một màu nước đen đặc, rác thải và lục bình ken dày bốc mùi hôi thối. Từng đám muỗi bu lại, vo ve chen nhau trên mặt nước.

Lo đón Tết chung vi mui

Dù đã thử rất nhiều biện pháp để chống muỗi nhưng ông Nguyễn Văn Năm nói rằng, mọi thứ chỉ là nhất thời. Và hầu như đều “bất lực” trước nạn muỗi quá nhiều. “Nhang muỗi đốt cả ngày, thậm chí là đốt 2, 3 nhang cùng một lúc. Bình xịt muỗi ngày nào cũng phải xịt cả ba bốn lần. Nhà nào cũng trang bị vài ba cái vợt muỗi. Nhưng muỗi cũng chẳng thuyên giảm bao nhiêu. Vừa vợt xong, nó đã lại ùa ra cả đàn”.

Bác sĩ Hoài Yến khuyến cáo ngưi dân nên chú ý v sinh nhà ca, lt úp các dng c cha nưc trong nhà, dn dp môi trưng xung quanh sch s, phát quang nhng bi cây quanh nhà, không cho mui ch trú ng. Phi luôn đm bo ng có mùng, mc qun áo dài tay cho tr nh vào bui chiu ti tránh mui đt.

Còn chị Nguyễn Thị Thu, do có con nhỏ nên lúc nào nhà cũng trang bị kem chống muỗi. Thế nhưng, chị Thu cho biết, kem chống muỗi cũng không ăn thua gì. “Chỉ sợ muỗi đốt nhiều quá rồi gây bệnh. Thỉnh thoảng phường cũng có xuống phun thuốc nhưng làm sao mà phun hết được khi dòng nước vẫn đen kịt, lục bình vẫn xanh um như thế. Thiết nghĩ giờ chỉ có cách khơi thông dòng chảy, nạo vét con rạch để trả lại màu xanh cho kênh thì may ra muỗi mới không đến “hành” như thế này”.

Nhiều người dân nơi đây đang lo ngại, cứ với đà này, có lẽ họ sẽ phải có một cái Tết “kém vui” khi đón Tết chung cùng muỗi.

Theo ThS.BS Phan Thị Hoài Yến (Bệnh viện Q.2), nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là không thể tránh được khi người dân phải “sống chung” cùng muỗi. “Khi phải tiếp xúc thường xuyên, quá nhiều với những sản phẩm diệt muỗi như nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, kem chống muỗi, đặc biệt là những sản phẩm kém chất lượng… có thể sẽ khiến cơ thể bị dị ứng, thậm chí là ngộ độc. Nhất là đối với trẻ em và người mẫn cảm”.

Vì vậy, bác sĩ Hoài Yến khuyến cáo người dân, nên hạn chế sử dụng những sản phẩm như vậy. “Người dân nên chú ý vệ sinh nhà cửa, lật úp các dụng cụ chứa nước trong nhà, dọn dẹp môi trường xung quanh sạch sẽ, phát quang những bụi cây quanh nhà, không cho muỗi chỗ trú ngụ. Phải luôn đảm bảo ngủ có mùng, mặc quần áo dài tay cho trẻ nhỏ vào buổi chiều tối tránh muỗi đốt”.

Đặc biệt, bác sĩ Hoài Yến cho rằng, để dòng kênh luôn sạch sẽ, trước hết mỗi người dân quanh đó nên ý thức việc hạn chế vứt rác bừa bãi.

Bài, nh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)