Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Người dân trồng sắn để được ăn cơm

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi phương thc sn xut t đt rng làm ry, nhiu h dân đng bào Vân Kiu vùng Lìa (huyn Hưng Hóa, Qung Tr) tham gia CLB trng sn 100 triu đng. Hưng đi này đã giúp nhiu h dân có thu nhp cao, ci thin đi sng kinh tế, không còn ni lo thiếu ht lương thc mi mùa giáp ht.


Anh H Văn Pưng đưc cán b k thut hưng dn cách trng sn hiu qu

Nhng nông dân 100 triu

Câu chuyện trồng sắn mang lại thu nhập cao bây giờ không còn xa lạ với đồng bào 7 xã vùng Lìa miền biên giới. Bên dòng Sê Pôn, những thửa sắn phủ xanh, nụ cười những người nông dân thật rạng rỡ. Pả Dỏ (61 tuổi) – người Vân Kiều ở xã Thanh chống cây cuốc lên đám ruộng sắn, nói: “Nhờ cây sắn, cuộc sống gia đình tôi đã đổi thay. Trước đây, quanh năm sống nhờ cây lúa trên rẫy, con cá dưới dòng Sê Pôn, tôi không nghĩ có ngày mình làm đủ lương thực nuôi sống gia đình rồi có thêm của để dành lúc ốm đau. Vậy mà, điều đó đã thành hiện thực rồi”.

Pả Dỏ sớm mồ côi cha từ nhỏ, mẹ thường xuyên đau ốm. Là anh cả trong gia đình đông em nên Pả Dỏ phải gánh vác hầu hết mọi công việc nặng nhọc. Quanh năm, Pả Dỏ gắn với công việc nương rẫy để có lương thực nuôi sống cả gia đình, nhưng dù làm việc quên ngày tháng thì cây lúa rẫy không thể mang lại bát cơm đầy. Ngẫm nghĩ mãi, ông tìm đến với cây sắn để mong thoát khỏi đói nghèo. “Thời điểm đó, giống sắn KM94 được Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa mua với giá cao. Thế là tôi chọn cây này để phát triển kinh tế”, Pả Dỏ kể.


Ch H Th Hương khm khá nh thu nhp t cây sn

Ban đầu, Pả Dỏ quyết định trồng 2ha. Ngay vụ thu hoạch đầu tiên, cây sắn đã mang về cho Pả Dỏ nguồn thu nhập gần 50 triệu đồng. Từ đó, Pả Dỏ đã động viên gia đình cùng nhau mở rộng diện tích lên 7ha, mỗi năm thu khoảng 140 tấn sắn củ tươi. Từ năm 2014, từ người dân trồng sắn đầu tiên của xã Thanh, Pả Dỏ trở thành thành viên của CLB 100 triệu từ cây sắn trên địa bàn miền núi Quảng Trị. Pả Dỏ vui vẻ cho biết, nối tiếp cách làm kinh tế của cha, con trai Pả Dỏ cũng đã gia nhập CLB 100 triệu đồng.


Nh cây sn, nhiu đng bào thiu s vùng Lìa tr thành thành viên CLB 100 triu đng

Cũng như Pả Dỏ, trước đây cuộc sống của gia đình chị Hồ Thị Hương ở thôn Thanh 1 (xã Thanh) gặp không ít khó khăn, thiếu lương thực triền miên. 5 năm trước, chị Hương đầu tư trồng 3,5ha, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng. “Nhờ sự hướng dẫn tận tình của Hội Nông dân xã, cán bộ kỹ thuật do Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa hỗ trợ nên cây sắn đạt năng suất cao. Bây giờ, tôi có thể đầu tư chăm lo cho con cái, vừa dành dụm để xây dựng lại nhà cửa vững chãi, phòng tránh bão lũ”, chị Hương bộc bạch.

Không chỉ trồng sắn, nhiều nông dân ở miền biên này còn mạnh dạn đầu tư máy móc cơ giới để vừa canh tác vừa vận chuyển sắn đi tiêu thụ. Tròn 40 tuổi, nhưng anh Hồ Văn Pường ở bản 10, xã Thanh là một trong những nông dân sớm có thu nhập cao từ cây sắn. Với 4ha sắn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, anh Pường còn mạnh dạn đầu tư hơn 400 triệu đồng để mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp cày đất vừa vận chuyển sắn cho bà con trên địa bàn. “Mỗi năm tôi thu nhập lãi từ sắn và phương tiện vận chuyển được khoảng 200 triệu đồng, sau khi đã trừ hết mọi chi phí”, anh Pường nói.

Đng hành cùng ngưi dân phát trin kinh tế

Chủ tịch UBND xã Thanh – Hồ A Cất cho biết, toàn xã có 20 hộ dân tham gia CLB 100 triệu từ việc trồng sắn. Toàn xã, bà con trồng khoảng 700ha sắn. Để bà con phát triển kinh tế bền vững, xã phối hợp với Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa cử cán bộ thường xuyên tập huấn về kỹ thuật cho bà con, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, cũng như giúp bà con giám sát thu hoạch đúng thời vụ. Bên cạnh đó, hàng năm bà con nông dân đều được tạo điều kiện đi tham quan học hỏi các mô hình trong và ngoài nước, được tiếp cận các ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống khi cần.

C sn – th nông sn gi lên trong ký c nhiu ngưi v s khó nghèo, gian kh, bây gi đã tr thành ch đ cm no. Cây sn đã mang ngun thu nhp chính cho hàng trăm h dân, trong s đó có không ít gia đình đã vươn lên làm giàu, góp phn đi thay din mo đi sng kinh tế ca ngưi dân dc min biên gii. Nói như P D: “Ngày xưa trng lúa mà phi ăn sn, t ngày biết trng sn thì đã đưc ăn cơm”.

Nhờ cây sắn không chỉ ở xã Thanh mà nhiều gia đình đồng bào thiểu số dọc biên giới Hướng Hóa không chỉ thoát nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Để hỗ trợ bà con canh tác có hiệu quả, cùng với tuyên truyền, vận động bà con sử dụng phân bón, cơ giới hóa đồng ruộng, áp dụng khoa học công nghệ vào thâm canh cây sắn, từ năm 2010 Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã quyết định thành lập CLB những hộ trồng sắn huyện Hướng Hóa đạt trên 100 triệu đồng/vụ, (gọi tắt là CLB 100 triệu) để cùng đồng hành và gắn bó lâu dài với người nông dân. 

Đồng bào thiểu số tại 7 xã vùng Lìa thuộc huyện Hướng Hóa, gồm: Thanh, Thuận, Xy, Hướng Lộc, Lìa, A Dơi, và Ba Tầng đã nắm bắt kỹ thuật canh tác cây sắn mang lại hiệu quả cao. Không chỉ vậy, diện tích trồng sắn của bà con nơi đây được xem là vùng trọng điểm về cây sắn, cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa từ hàng chục năm nay.

Phan L

Bình luận (0)