Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người đến bản Cóc chiều xuân

Tạp Chí Giáo Dục

Chn cho mình ngh chăm tr mm non, tròn 10 năm gn bó vi nhng bn làng ho lánh min biên gii thuc xã Pa Nang, huyn Đakrông (tnh Qung Tr), thy Phm Văn Thn bo rng: “Vi ngh nuôi dy tr mm non, nếu như cô giáo gp khó mt thì vi thy giáo s khó y gp chc ln. Ngoài s “do dai” cn có ca mt ngưi chăm tr, cn thêm mt tình yêu ngh, yêu tr vô b bến mi có th tr li đưc vi ngh, vi min núi cao nghèo khó này”.

Chăm cho tr t ba ăn đến gic ng

Tiên phong bn khó

Cóc cách trung tâm xã Pa Nang tầm chục cây số. Đoạn đường đến Cóc sớm làm nản lòng người đi lần đầu tiên khi đối mặt với toàn là đá sỏi chênh vênh và suối sâu. Đôi tay ghì chặt tay lái vẫn khiến chiếc xe cứ như chực nhảy chồm xuống vực núi chênh vênh khiến chúng tôi phải mất 3 giờ đồng hồ mới đến được ngôi nhà đầu bản. Bà Hồ Thị Liên, một người dân bản Cóc nhìn chúng tôi đầy ngạc nhiên: “Lâu nay mẹ thấy người đi xe máy vào bản này chỉ toàn là đàn ông, phụ nữ không ai dám đi đâu, vô đến đây là giỏi lắm rồi đó”. Khi chúng tôi hỏi về lớp học thầy Thụn, bà Liên cười lộ đôi hàm răng đen nhánh nói giọng đầy thán phục: “Phía bên kia quả đồi là lớp của thầy Thụn đó. Cả xã này ai cũng biết và khâm phục thầy Thụn. Là đàn ông mà nuôi dạy trẻ không thua gì cô giáo”.

Phạm Văn Thụn sinh ra và lớn lên tại xã Gio Mai (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Nhà Thụn nghèo, mẹ lại đơn thân nuôi con khôn lớn. Tuổi thơ của Thụn là những tháng năm nhọc nhằn vượt khó đến trường. 14 năm trước, chàng nam sinh Phạm Văn Thụn đầu đơn vào ngành sư phạm mầm non Trường ĐH Sư phạm Huế trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, thậm chí cả… giám thị coi thi. Họ vẫn nửa tin, nửa ngờ kể cả khi cầm tờ giấy báo thi ghi rõ họ tên, ngành thi của Thụn. Năm 2008, tốt nghiệp đại học, Thụn đỗ biên chế về đơn vị Phòng Giáo dục huyện Đakrông, nhận công tác tại xã Pa Nang. Thêm một lần nữa Thụn dở khóc dở cười khi giáo viên trường Pa Nang đến nhận quân số cứ một mực bảo Thụn nói đùa khi anh xin theo cô về trường.

Vào một chiều xuân năm đó, vừa chân ướt chân ráo đến với vùng cao nhưng lại là giáo viên nam nên Thụn nhận công tác vào đứng lớp ở điểm trường Ngược của xã Pa Nang – một trong những điểm có địa hình hiểm trở và tách biệt với thế giới bên ngoài. Từ trung tâm xã Pa Nang, Thụn phải di chuyển sang xã lân cận đó hơn 15 cây số, từ đó đi ngược trở lại và cuốc bộ thêm 5 cây đường rừng mới đến được bản Ngược. “Đến điểm trường Ngược lúc đó tôi chưa dạy ngay vì chưa có trường lớp. Suốt một tuần đầu tiên tôi cùng bà con dân bản lên rừng chặt tre, cắt nứa để dựng trường. Lớp được dựng lên có 7 trò, phần lớn đã quá tuổi học mẫu giáo. Đó cũng là lớp mẫu giáo đầu tiên ở bản Ngược được mở”, thầy Thụn nhớ lại. Ở bản Ngược, cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong 10 năm bám bản của thầy Thụn được nhận quà Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Thầy Thụn xúc động kể: “Hồi ấy khi dạy được ở Ngược 2 năm, vào dịp 20-11 năm đó ông Hồ Văn Thiêm dẫn theo cháu Hồ Văn Ô là học sinh của tôi đến mang theo một buồng chuối với lời chúc: “Bố không biết hôm ni là ngày chi nhưng nghe mọi người nói hôm ni là ngày vui của thầy cô, nhà bố không có chi nên bố tặng thầy buồng chuối vừa cắt trên rẫy về”. Cảm giác của tôi lúc ấy khó tả lắm, dù hơi chạnh buồn nhưng rất xúc động vì tấm lòng chân thật của phụ huynh”. Cuối tuần ấy, trên chuyến xe đò xuôi Pa Nang về Gio Linh, hành khách thấy hình ảnh một thầy giáo lấm lem bùn đất vác theo buồng chuối về chia vui với người mẹ già. 

Ngoài vic dy, thy Thn còn như mt ngưi m chăm sóc tr

Ba năm bám lại bản Ngược, cũng là lần đầu tiên trong đời thầy Thụn hiểu thế nào là mắc kẹt lũ rừng. Năm 2009, cơn lũ đại hồng thủy chia cắt các bản làng Đakrông. Suốt hai tháng ròng thầy Thụn cùng 2 đồng nghiệp là giáo viên tiểu học ở lại với bà con dân bản. Ngày ấy, bản Ngược không điện thắp sáng, không sóng điện thoại, không ti vi. Mọi thông tin đều mù tịt. Cạn lương thực, thầy cùng đồng nghiệp ngoài giờ lên lớp thì ra bìa rừng hái rau, bắt ốc để mưu sinh.

Rời bản Ngược sau 3 năm bám lớp, thầy Thụn lại tiếp tục có mặt ở các bản làng hẻo lánh khác của xã mà những cái tên đọc qua nghe đủ hình dung về sự hiểm trở: Bù, A La, Cóc! Nơi nào thầy Thụn đến cũng thiếu thốn đủ bề. Mãi đến trước khi về bản Cóc năm vừa rồi, Cóc mới có điện thắp sáng và sóng điện thoại. Con đường mà chúng tôi nhọc nhằn để đến Cóc, thầy Thụn bảo rằng đó đã là đường hoàng kim đối với người cắm bản. Vài năm trước, chỉ có lội suối và cuốc bộ. Trời đổ mưa coi như thầy mắc kẹt.

Thy giáo như m hin

Điểm trường Cóc có 23 học trò và một mình thầy Thụn. “Dạy trẻ mầm non thì cô giáo là mẹ hiền. Mình là thầy đứng lớp thì thầy cũng phải giống mẹ hiền. Nhiều thứ bản thân mình phải điều chỉnh, như phải luôn nhẹ giọng dỗ dành các con, nắm bắt tâm lý trẻ. Khó nhất vẫn là khâu vệ sinh cho trẻ. Những thứ ấy mình phải học từ đầu, từng tí một”, thầy Thụn nói. Lâu dần thành quen, thầy thực hiện việc chăm trẻ một cách thành thạo, đôi bàn tay thật dẻo trong việc chải tóc, buộc tóc cho trẻ. Những câu chuyện của thầy luôn cuốn hút, tạo ra không khí học tập, vui chơi sôi động.

Một tuần của thầy Thụn bắt đầu từ sáng thứ hai với công việc đón trẻ rồi cho trẻ thực hiện hết các nội dung học, hoạt động trong ngày như bao nhiêu trường mầm non khác ở miền xuôi. Có khác chăng chỉ là đồ chơi, dụng cụ học tập còn khá thiếu thốn thì thầy tự tay làm thêm cho các em. Chiều cuối tuần, sau khi trả trẻ tận tay phụ huynh, thầy bắt đầu khăn gói vượt gần trăm cây số về thăm nhà. Có khi phụ huynh mải lên rẫy tới 6 giờ tối mới đón con, thầy vẫn đợi. Chưa có điều kiện phân bổ cấp dưỡng mầm non nên một mình thầy Thụn như con thoi giữa học trò với muôn vàn cánh tay nêu ý kiến: “Thầy ơi…” giữa lớp học. 10 năm nay như thế!

Nhng tiết hc ca thy Thn luôn sôi đng, cun hút hc sinh

Trưa hôm chúng tôi đến, những tràng pháo tay và giọng hát véo von vang lên trong lớp học bản Cóc rồi theo lời thầy giáo, 23 em học trò nhỏ xíu lần lượt xếp đồ chơi gọn gàng, rửa tay và ngồi ngay ngắn trên sàn nhà để chuẩn bị bữa cơm trưa. Mỗi em học sinh mang theo mỗi chiếc cà mèn, bữa cơm nghèo khó được dọn ra, thầy giáo ân cần chỉ dẫn cho từng em một cách cầm muỗng để tránh rơi rớt thức ăn xuống chiếu. Thầy nói: “Cuộc sống của người dân ở Cóc còn nghèo, mặc dù trẻ đến trường đã có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng sự chăm chút cho con trẻ còn chưa được phụ huynh chú tâm nên hầu hết bữa cơm tới trường của các em chủ yếu là rau rừng, cá suối và mì tôm…”.

Đêm bản Cóc xuống thật nhanh. Hơi lạnh từ sương núi len lỏi rét buốt tận thịt da. Tiếng côn trùng rả rích trong đêm cùng những giọt sương lách tách đổ xuống hiên nhà nghe rờn rợn. Trong căn phòng điểm trường Cóc, một mình thầy Thụn lại miệt mài tìm tòi những video hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ để phong phú thêm các dụng cụ phục vụ trẻ của mình. Nhìn bóng thầy miệt mài ngồi gấp xếp những đồ chơi, ít ai hình dung được, động lực nào mà 10 năm nay, thầy Thụn theo nghề, trụ lại với chốn rừng thiêng nước độc giữa đại ngàn heo hút này một cách bền bỉ như thế. Nói như thầy Thụn, đó chỉ có thể là tình yêu nghề, yêu trẻ mới làm được!

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)