Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người đi tìm những lá thư thời chiến

Tạp Chí Giáo Dục

Là mt ngưi chiến sĩ tng trc tiếp cm súng bo v biên gii thiêng liêng ca T quc, tng chu đng s tra tn dã man ca chế đ thc dân, đế quc, ông Đng Vương Hưng thm thía và vô cùng xúc đng trưc nhng lá thư, k vt vô giá ca các anh, các ch. Đ nhng lá thư này đưc lưu gi và đến vi thế h tr, gn 20 năm qua, ông Hưng đã ct công tìm kiếm và sưu tm nhng lá thư y. Đây là vic làm th hin s biết ơn ca thế h hôm nay và mai sau đi vi thế h cha anh đã ngã xung vì T quc.


Ông Đng Vương Hưng (bìa trái) cùng vi các din gi đưc tng hoa trong bui giao lưu mi đây ti Đưng sách TP.HCM

Th hin s biết ơn đi vi cha anh

Thời chiến, ông Hưng là một chiến sĩ, hòa bình lập lại ông trở thành một nhà văn, nhà báo. Công việc đã giúp ông Hưng ngộ ra rằng đôi khi, chính những trang thư, nhật ký, ghi chép… tưởng chừng rất đỗi riêng tư lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu. Từ đó, chúng ta có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hóa của xã hội trong quá khứ. “Tôi muốn thể hiện sự tri ân, sự biết ơn của mình đối với thế hệ cha anh. Vì nhờ họ tôi mới có cơ hội trở về cùng gia đình, được sống đến hôm nay. Tôi quyết tâm làm hình ảnh của họ được sống mãi trong thế hệ trẻ”, ông Hưng chia sẻ về việc làm của mình.

Vào tháng 12-2004, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Hưng đã cùng với các cựu chiến binh chính thức đi tìm những lá thư thời chiến. Để tìm được những lá thư này cũng lắm gian nan bởi hầu hết tác giả của những lá thư thời chiến nay đã không còn mà được lưu giữ bởi người thân của họ. Để có thể sưu tầm những lá thư ấy, ông Hưng phải tốn nhiều công sức thuyết phục gia đình tác giả. “Có gia đình nhất quyết giữ lại thư vì đó là kỷ vật cuối cùng mà người thân họ gửi về trước lúc hy sinh nên tôi cũng tôn trọng họ. Nhưng cũng có những gia đình suy nghĩ thoáng hơn. Họ gửi cho chúng tôi những bức thư và kỷ vật của con, em, chồng, cha, cô, chú mình với khát vọng lưu giữ những lá thư này và truyền đến thế hệ trẻ để các em hiểu được nỗi đau chiến tranh để từ đó sống có lý tưởng, hoài bão giữ gìn và bảo vệ đất nước”, ông Hưng chia sẻ.

Ông Hưng cho biết, những lá thư mà ông sưu tầm được, tác giả xuất thân từ nhiều thành phần, nhiều ngành nghề: Trí thức, công nhân, nông dân, nghệ sĩ, sinh viên, học sinh… với nhiều trình độ khác nhau. Có những lá thư được viết bằng thơ, có những lá thư mộc mạc chân chất. Có cả những lá thư người đứng tên không biết chữ, phải nhờ người khác viết hộ. Nhiều lá thư được viết như nói, sử dụng từ ít dùng, cách ví von cũng mộc mạc. Thậm chí, một số đoạn trong thư có những câu chữ nôm na, diễn đạt lủng củng, sai cả ngữ pháp và chính tả. “Những bức thư đó có tuổi đời “trẻ” nhất cũng gần 50 năm. Có những trang xuất hiện cách đây gần 1 thế kỷ. Bản gốc của những lá thư ấy là những trang giấy đã bạc màu, nét mực đã nhòe, mờ vì thời gian, mưa, nắng, vì cả mồ hôi và nước mắt”, ông Hưng cho biết.

Tư liu giá tr

Ngoài viết trên giấy, có những lá thư được viết trên vải quần, thư lấy từ hầm sâu bí mật dưới Thành cổ Quảng Trị, thư để trên bàn thờ, thư gửi từ “địa ngục trần gian”, thư của một người gửi cho người yêu mình đã hy sinh gần 40 năm trước… “Có những lá thư dài 16 trang viết tay. Đọc lá thư ấy, các bạn sẽ thấy mình như được gặp “nguyên mẫu” các nhân vật trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng như “Lá thư của một người cha bị từ chối” của anh Nguyễn Trí Phước những câu chuyện xảy ra ở mảnh đất Thanh Chương xứ Nghệ”, ông Hưng xúc động kể lại nội dung một trong những lá thư mà ông sưu tầm được.

Không chỉ thế còn có những lá thư vô cùng xúc động trước lời căn dặn, nỗi lo lắng, tình yêu thương tha thiết dành cho cha mẹ và các em của các anh liệt sĩ Nguyễn Duy Trung, Trần Duy Ngọ, Trần Cảnh Hùng… “Sống ở chiến trường đầy bom đạn và máu lửa nhưng các anh quên mình để an ủi, động viên cha mẹ và các em an tâm về mình. Có anh lo hầm trú bom của mẹ và các em ở quê nhà chưa đủ kiên cố, lo mẹ và các em không kịp xuống hầm khi máy bay Mỹ bắn phá. Anh thì chu tất, trìu mến căn dặn các em việc lớn, việc nhỏ, việc xa, việc gần. Anh thì hỏi thăm sức khỏe, công ăn việc làm, học hành của bà con, bạn bè… Trong khoảnh khắc yên bình hiếm hoi ấy, các anh không nghĩ về mình, chỉ nghĩ về đất nước, về những người thân ở hậu phương. Chu đáo tận tình đến mức có anh còn căn dặn em gái nhớ trả tiền cho hàng xóm giúp anh hai miếng đậu phụ và một quả chanh mà buổi tối ngày anh về phép, gia đình không kịp mua thức ăn, phải sang mượn tạm hàng xóm”, ông Hưng kể.


Ông Đng Vương Hưng ký tng sách “Nhng lá thư thi chiến Vit Nam” cho các bn tr

Dù thư được viết trên chất liệu gì, gửi về từ đâu đi nữa đều rất sinh động và cảm động về những người lính nơi chiến trường, thấm đẫm hiện thực cuộc sống chiến đấu của những năm tháng oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Mỗi lá thư thời chiến ấy đã trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, đã ghi tạc và hiển hiện chân thực một thế hệ thanh niên ra trận mang trong mình tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương đất nước, gia đình mãnh liệt. Hơn hết, tất cả họ đều một lòng tin tuyệt đối với Đảng, vào Bác Hồ, một ý chí chiến đấu cao, sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân vì độc lập tự do cho dân tộc.

Cùng với sự phát triển của internet, những lá thư được viết bằng bút mực trên giấy ngày một hiếm dần đi. Thay vào đó là những thư điện tử gửi bằng email hay đơn giản hơn là những tin nhắn qua điện thoại thông minh. Người ta chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể gửi thư cho nhau cách xa hàng vạn cây số. Và trong thư không chỉ có nội dung mà còn có cả hình ảnh, âm thanh sống động. “Nhưng có lẽ vì thế mà những lá thư viết tay, đặc biệt là những lá thư thời chiến Việt Nam lại càng có giá trị hơn. Từ những trang giấy đã cũ kỹ, ố vàng vì thời gian ấy ta bỗng nhận ra khí phách Việt Nam trong quá khứ hào hùng và cả trách nhiệm với những người đã hy sinh, cống hiến. Hiện những lá thư thời chiến Việt Nam đã được in thành sách. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng sưu tầm thêm những lá thư còn đang lưu lạc đâu đó để tập hợp làm tư liệu lưu truyền cho thế hệ trẻ”, ông Hưng chia sẻ.

Thúy Kiu

Bình luận (0)