Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người đưa hương cà phê Việt bay xa

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s đam mê cà phê mãnh lit, ch Đng An Thanh (Julie Đng) không ch làm thay đi nhn thc ca mi ngưi v ly cà phê mà còn làm thay đi cách pha chế cà phê mt cách hin đi, chuyên nghip. Ch đã truyn mt năng lưng sng tích cc đến nhiu ngưi, góp phn đưa cà phê Vit vươn ra thế gii.


Julie Đ
ng ký tng sách “Sensory – Chm cà phê t mi giác quan” dành cho nhng ngưi yêu cà phê

Bt đu t ly cà phê

Những thứ mà Julie Đặng có được như hôm nay đều từ ly cà phê. Câu chuyện của chị bắt đầu từ vào năm nhất đại học khi chị được bạn mời uống thử một tách cà phê. Tuy chưa có hứng thú vào lúc ấy nhưng đôi mắt chị dừng lại ngay ở chiếc máy pha cà phê. Sự hiếu kì trỗi dậy khi thi đưa mắt nhìn xung quanh, nắm bắt những hình ảnh mình chưa từng tiếp xúc trong đời. Chị đã chọn uống cà phê Espresso bởi ấn tượng mà cái tên mang lại. “Kể từ khoảnh khắc những dòng cà phê được chiết xuất vào tách cũng là lúc tôi bước vào thế giới của những hương vị và ký ức tuyệt vời gắn liền với cà phê. Tôi đã từng bước được dẫn dắt vào cuộc hành trình bằng một tách Espresso như thế”, chị Julie Đặng nhớ lại.

Tách Espresso đầu tiên đã thay đổi hoàn toàn mọi liên tưởng vốn có của chị về cà phê – ly cà phê phin đen, đắng, đậm. Espresso hoàn toàn khác lạ! Mang mùi thơm như một chiếc bánh quy sữa, dòng cà phê sóng sánh len lỏi giữa lớp bọt kem màu vàng óng chạm vào môi thấy béo xốp, uống vào thấy mạnh mẽ, nuốt xuống lại thấy ngọt ngào. Chỉ trong một khoảnh khác ngắn ngủi, ấn tượng ấy đã bao trùm cả tâm trí chị đến nỗi chị thấy mình có lẽ đã dễ dãi khi phải lòng với một thứ chỉ mới xuất hiện. Rồi chị thấy hướng đi của cuộc đời mình.


Julie Đ
ng không ngng nghiên cu v cà phê

Julie Đặng bắt đầu dành thời gian tuổi trẻ để rong ruổi, học tập rồi nghiên cứu về cà phê. Trong hành trình ấy, chị nhận ra rằng các tài năng về pha chế và đánh giá cà phê tại Việt Nam không hề thua kém đối thủ nước ngoài, nhưng chúng ta còn thiếu cơ sở hạ tầng mà trong đó nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu được đầu tư những yếu tố này, cà phê Việt sẽ ngày càng phát triển. Điều đó giúp chị không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về cà phê của chị.

Đưa hương cà phê Vit bay xa

Không chỉ dừng lại ở Việt Nam, chị còn đến nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để tìm hiểu về cà phê. Đi nhiều nơi, chị nhận thức rõ tiềm năng của hạt cà phê Việt và tầm quan trọng của việc phát triển cộng đồng.

Theo Julie Đặng, cà phê cũng giống như âm nhạc, có muôn vàn sắc thái, tính cách ẩn giấu trong những giọt cà phê nâu song sánh. “Thay vì cà phê chỉ dừng lại ở ly cà phê phin đen, đắng, đậm hay ly cà phê sữa đá, sữa nóng truyền thống, dành cho những người lớn tuổi thì từ hạt cà phê kèm hương vị từ các loại trái cây còn có thể sáng tạo thành những ly cà phê hiện đại hơn phù hợp với giới trẻ, người nước ngoài như các loại: Espresso, Latte, Cappuccino, Macchiato, Americano, Mocha, Frappuccino. Đó cũng là lý do để cô gái này không ngừng nghiên cứu, học tập để sáng tạo những loại cà phê mới, để hương vị cà phê, đặc biệt là cà phê Việt Nam được lan tỏa, vươn ra thế giới. “Tách Espresso đầu tiên đã đánh thức sự cảm nhận và tò mò bản năng, nhưng hành trình tìm tòi, nghiên cứu lại khơi mở nhận thức và phương pháp thủ công sử dụng các công cụ lọc để chiết xuất cà phê với đầy màu sắc”, Julie Đặng chia sẻ.

Theo Julie Đặng, cà phê gắn liền với hoạt động sống của con người. Việc thưởng thức cà phê trở thành một nhịp điệu tất yếu cần có và nó thúc đẩy những động lực về sáng tạo, xây dựng động lực cống hiến từ bên trong con người. Từ đó giúp chị có động lực sáng tạo ra máy pha chế cà phê riêng để thỏa sức sáng tạo ra những ly cà phê đặc biệt như ý muốn. Tuy vậy nhưng chị vẫn trân trọng hương vị của cà phê truyền thống. Đối với chị, ly cà phê ngon là đạt được sự cân bằng giữa yếu tố văn hóa, ẩm thực và tinh thần. Thế nên, chị có thể thưởng thức ly Espresso pha bằng loại máy tốt nhất và cũng rất vui khi uống ly cà phê phin hương vị tự nhiên. Thậm chí, một ly cà phê pha bằng vợt, không đạt một chỉ số nào về kỹ thuật nhưng chị vẫn thấy ngon vô cùng.


Julie Đ
ng chia s v con đưng đến vi cà phê ca bn thân ti bui ra mt sách đu tiên ca ch

Theo Julie Đặng, mỗi người khi bước vào thế giới cà phê, bằng việc lấy cảm quan làm nền tảng, là chất xúc tác để khơi gợi nên nguồn năng lượng toát ra từ những tách cà phê, khơi mở những giác quan để sáng tạo.

“Vic tham gia các cuc thi vi tư cách giám kho, nhà t chc không ch mang hình nh chuyên nghip ca đt nưc mình ti thế gii mà còn là nhng cơ hi tuyt vi đ tôi tích lũy kinh nghim, kiến thc và truyn ti nhng bài hc đt giá ti nhiu thế h hc viên”, Julie Đng bày t.

Chính vì thế, bóng hình một người Việt nhỏ bé dần dần xuất hiện tại các giải đấu, các cuộc thi lớn của cộng đồng cà phê quốc tế. Mới ngoài 30 tuổi, Julie Đặng là một trong những giám khảo trẻ nhất tại các cuộc thi, các giải vô địch về cà phê và cảm quan cà phê trên thế giới. Không chỉ có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, hiện tại chị còn giữ nhiều vai trò trong các hiệp hội, tổ chức cà phê trong nước và quốc tế: Chủ tịch Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo về cà phê; giảng viên Hiệp hội Cà phê Đặc sản thế giới; giảng viên Viện Nghiên Cứu và Phát triển cà phê Hàn Quốc; Giảng viên Trường Barista Việt Nam. Ngoài ra, chị còn là thành viên Hiệp hội Cà phê châu Âu. Từ kiến thức, kinh nghiệm, Julie Đặng còn viết thành sách để những người có nhu cầu nghiên cứu về cà phê có thể tìm hiểu. Quyển sách của Julie Đặng được ra mắt mới đây mang tên “Sensory – Chạm cà phê từ mọi giác quan”. Đây là ấn phẩm đầu tiên thuộc series Cà Insider gồm 6 quyển viết về thế giới cà phê của chị.

Với một người trẻ, đây là một thành công lớn trong cuộc đời, là thành quả rất đáng tự hào.

Trinh Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)