Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Người “gác cổng sức khỏe” trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng năm gn đây, khái nim “y tế hc đưng” không còn đơn gin là mt phòng y tế nh trong góc trưng vi vài hp thuc sơ cu. Nhân viên y tế gi đây đã tr thành tuyến đu trong công vic bo v sc khe cho hàng trăm hc sinh mi ngày. Không ch ngi trc tiếp trong phòng y tế, h còn phi đm bo nhiu nhim v khác nhau đ gi cho môi trưng hc an toàn và môi trưng hc tp đưc duy trì.

Cô Thảo Vi cho biết, mỗi sự cố đều được cô xử lý nhanh chóng để các em sớm quay lại lớp học

 

Cn s tp trung và k năng ng phó linh hot

Từ công việc kiểm tra nhiệt độ của từng em học sinh, theo dõi tình trạng sức khỏe của các em, đến công việc quản lý các trường hợp bệnh hay chấn thương, tất cả đều cần sự tập trung và khéo léo, liên tục kiểm tra và đảm bảo thực đơn bán trú đủ dinh dưỡng và an toàn, giám sát bữa ăn để phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng ứng phó linh hoạt. Tiêu biểu cho những nỗ lực đó là cô Trịnh Ngọc Thảo Vi, Tổng phụ trách Đội và y tế tại Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình). Do trường thiếu nhân viên y tế chuyên trách, cô Thảo Vi đã chủ động nhận thêm vai trò này với tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt sức khỏe và an toàn của học sinh lên hàng đầu.

Trong mắt học sinh, cô Thảo Vi không chỉ là người xử lý những vết trầy xước mà còn là một người bạn thân thiết, luôn lắng nghe và giúp đỡ các em mỗi khi cần. Do khi biết nhà trường thiếu nhân viên y tế chuyên trách, cô Thảo Vi đã đảm nhận vai trò này với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc hàng ngày của cô Thảo Vi không chỉ dừng lại ở chăm sóc sức khỏe cho học sinh mà còn bao gồm nhiều nhiệm vụ khác.

Mỗi ngày của cô bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều. Trong suốt khoảng thời gian này, phòng y tế không lúc nào thật sự yên ắng. “Không phải ca nào cũng nghiêm trọng, nhưng các em học sinh rất dễ bị trầy xước, té ngã khi chơi đùa”, cô kể. Khi đầu gối bị trầy hay một cú va chạm nhỏ trong giờ thể dục tưởng chừng là chuyện bình thường, nhưng chính những lần chăm sóc ấy giúp cô xây dựng niềm tin và tạo sự gắn kết với học sinh. “Chỉ cần giúp các em cảm thấy an toàn, bớt hoảng sợ, tôi đã thấy công việc của mình có ý nghĩa”.

Ngoài việc chịu trách nhiệm chăm sóc và xử lý các vết thương cho học sinh khi cần, cô Thảo Vi còn giám sát bữa ăn bán trú và đảm bảo thực đơn hàng tuần được cập nhật trên trang web của trường và ứng dụng eNetViet. Mỗi buổi trưa, cô Thảo Vi sẽ theo dõi bữa ăn của học sinh để đảm bảo các em ăn đủ khẩu phần và không gặp vấn đề về thức ăn. Việc lưu mẫu thực phẩm cũng được thực hiện cẩn thận để phòng ngừa ngộ độc.

Tại trường học, các bệnh phổ biến như sốt, đau đầu, đau răng, đau mắt và ho thường xuyên xuất hiện ở học sinh. Trong những tình huống khẩn cấp như chấn thương hay ngộ độc, cô Thảo Vi cho biết mình phải nhanh chóng đánh giá mức độ nghiêm trọng và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất nếu cần. Đồng thời, còn phải ổn định tâm lý cho học sinh và thông báo tình hình cho phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm.

“Một trong những công việc của tôi là quan sát kỹ những triệu chứng tưởng như đơn giản ấy. Nhiều khi, chỉ cần lơ là, một cơn sốt có thể trở thành dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng”, cô Thảo Vi giải thích. Chính sự cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ đã giúp cô đảm bảo không có trường hợp bệnh nặng nào bị bỏ qua.

Nhân viên y tế không chỉ chăm sóc thể chất mà còn chú trọng hỗ trợ tinh thần cho các em

Trong quá trình làm việc, cô Thảo Vi đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên và ban giám hiệu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho học sinh. Cô thường xuyên trao đổi thông tin với các thầy cô và tham gia xây dựng kế hoạch phòng dịch, đồng thời chú trọng đến học sinh yếu thế cần được quan tâm đặc biệt.

Trong quá trình làm việc, cô Thảo Vi thường xuyên giúp các em học sinh sơ cứu, xử lý vết thương. Trong lúc xử lý vết thương, cô hay nhẹ nhàng trò chuyện để học sinh không chỉ quên đi mình đang bị đau mà còn cảm thấy được quan tâm. Nhờ sự động viên kịp thời đó, học sinh đã lấy lại tinh thần và nhanh chóng quay trở lại lớp học.

Công việc của cô Thảo Vi cũng không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và giáo viên. Khi cùng nhà trường liên hệ với phụ huynh để thông báo tình hình sức khỏe của học sinh đòi hỏi sự khéo léo, tế nhị. “Có phụ huynh lo lắng quá mức, cũng có người chủ quan. Mình phải tìm cách giải thích sao cho họ hiểu được tình trạng của con và phối hợp cùng nhà trường để xử lý,” cô chia sẻ!

Luôn hnh phúc vi ngh 

Câu chuyện của cô Thảo Vi cho thấy rằng nhân viên y tế học đường không chỉ là những người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn và thân thiện.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, cô Thảo Vi vẫn luôn yêu nghề và cảm thấy công việc của mình vô cùng ý nghĩa. “Không phải ai cũng hiểu hết những gì một nhân viên y tế học đường phải làm, nhưng chỉ cần nhìn thấy các em khỏe mạnh, an toàn, tôi đã thấy mọi nỗ lực đều đáng giá”. Với cô, niềm vui trong công việc không đến từ những điều lớn lao mà từ những khoảnh khắc giản dị như khi một học sinh cảm ơn hay khi thấy một em vượt qua được nỗi sợ hãi ban đầu.

Cô Thảo Vi nhấn mạnh rằng để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe học đường, cần phải đào tạo thêm lực lượng nhân viên y tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh. Ngoài ra, bên cạnh việc nhà trường tuyên truyền về sức khỏe học đường, cô đề xuất nên cử báo cáo viên hoặc bác sĩ đến tận các trường để trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn cho học sinh và giáo viên.

Trong tương lai, với sự phát triển của hệ thống y tế học đường, những người như cô Thảo Vi sẽ tiếp tục đóng góp thầm lặng nhưng không thể thiếu cho sự phát triển của thế hệ trẻ. Công việc của họ, dù ít được chú ý, nhưng chính là nền móng cho một môi trường giáo dục bền vững và an toàn.

Thy Phm

Bình luận (0)