Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Người giáo viên trong cảm xúc của mọi người

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bách ngh, có l giáo viên là ngưi đ li nhiu cm xúc nht trong tâm hn và tình cm ca mi ngưi.

Với học sinh mầm non, cô giáo như “cô tiên”, “người mẹ hiền”. Ảnh: H.Triều 

Nhà giáo với hình ảnh “cô tiên” hay “mẹ hiền” của thời thơ ấu, “người lặng lẽ đi về sớm trưa” ở tuổi thiếu thời, hay thầy giáo là “người lái đò”, “thầy giáo là người sáng tạo ra những người sáng tạo”, thầy giáo là “kỹ sư tâm hồn”, thầy giáo là “người cha”, “người anh”, “người nghệ sĩ”… và cũng có người cho rằng khi công nghệ thông tin phát triển, trí tuệ nhân tạo ra đời thì nghề giáo sẽ không còn cần thiết; ngược lại, ngày nay vẫn còn khá nhiều gia đình, phụ huynh cho rằng người thầy giáo là người giải quyết tất cả mọi sự nên hư của con em họ “trăm sự nhờ thầy”!

Nhiều sinh viên sư phạm và cả các bạn đồng nghiệp trẻ hỏi tôi về cảm xúc của mình đối với nghề giáo mình chọn? Tôi đã trả lời là mình rất yêu nghề, nếu có kiếp sau, tôi cũng xin làm nghề giáo!

Cảm xúc là vậy nhưng trong nhận thức, chúng ta cần xác định để tình yêu nghề thêm vững chắc và hành xử trong nghề đúng đắn với mọi lúc mọi nơi.

Bản chất của nghề giáo là hoạt động dạy dỗ, hướng dẫn của người dạy về những điều cần thiết, tiến bộ, tốt đẹp cho người học theo nhu cầu phát triển của người học, của gia đình và của xã hội. Hoạt động dạy dỗ, hướng dẫn bao gồm các mối quan hệ tương tác của người dạy và người học, quan hệ giữa con người với con người thông qua các công cụ dạy học như sách vở, thiết bị kỹ thuật và rất nhiều loại tài nguyên dạy học đang phát triển ngày càng phong phú và đa dạng trong xã hội ngày nay.

Vì hoạt động của một nghề lấy mối quan hệ giữa con người với con người làm nền tảng nên cái nghề ấy luôn mới mẻ, linh hoạt và sáng tạo theo sự phát triển của xã hội loài người, nó diễn biến theo cảm xúc của từng đối tượng xã hội nên nghề giáo được biểu cảm với nhiều hình tượng khác nhau.

Hiện nay, chưa có ai tài năng như Ngô Thừa Ân diễn tả độc đáo về các khía cạnh của một con người thông qua 5 thầy trò Đường Tăng của Tây Du Ký, nhưng nhà giáo chúng ta có thể thể hiện được những hình tượng biểu cảm của mọi người nói trên thành sự tổng hòa các phẩm chất cao đẹp của nhà giáo trong một tổng thể của bản thân để làm nên hình ảnh toàn diện của người thầy trong thời đại ngày nay.

– “Người lái đò” hay “người lặng lẽ đi về sớm trưa” là hình ảnh của sự cần cù, chịu đựng, chăm chỉ của nhà giáo, tuy sự diễn tả thiên về hình ảnh, mang nặng tính cơ học, không nói lên được trí tuệ và tinh thần của nhà giáo. Nhà giáo chúng ta không thể chấp nhận một cuộc sống lao động giản đơn, cơ học, theo thói quen lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Thầy cô giáo chỉ thành công trong giờ dạy khi biết được cảm xúc của từng học sinh. Ảnh: H.Triều

-“Cô tiên”, “người mẹ hiền” ở tuổi mẫu giáo, “người anh”, “người cha” ở tuổi tiểu học. Đây là sự diễn tả ở khía cạnh tình thương, người giáo viên luôn được tuyển chọn và đào tạo trên cơ sở của lòng yêu trẻ, nên yêu trẻ là một giá trị to lớn của người thầy giáo, nhưng người thầy giáo phải có yêu cầu đối với người học, tình thương dựa trên cơ sở của khoa học giáo dục, không thương yêu một cách cảm tính thậm chí mù quáng, nuông chiều làm hại học sinh.

– “Người nghệ sĩ”, đề cập đến sự cảm nhận của thầy cô giáo về con người, con người ấy là học sinh của mình. Thầy cô giáo chỉ thành công trong giờ dạy của mình khi biết được cảm xúc của từng học sinh đối với nội dung và yêu cầu giảng dạy của mình. Thầy cô giáo vô cảm sẽ không thể thu hút học sinh học tập tốt được.

– “Kỹ sư tâm hồn”, đây là sự diễn tả khá bao quát, thể hiện được giá trị cao cả của người thầy giáo, đòi hỏi người giáo viên phải phấn đấu để thể hiện cho học sinh của mình. Sự phấn đấu ấy là với mệnh danh kỹ sư tâm hồn thì bản thân mình phải có tâm hồn cao thượng, có cuộc sống văn minh khoa học, luôn toát lên một ánh hào quang giá trị trong cộng đồng, nhất là trước học sinh.

– “Người sáng tạo ra những người sáng tạo”. Con người với bản chất là đổi mới và sáng tạo, nhất là giới trẻ ngày nay, học sinh không thích sự đơn điệu, nhàm chán, nên người thầy giáo ngày nay phải luôn đổi mới, sáng tạo về phương pháp dạy học để thu hút học sinh, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sự sáng tạo không chỉ ở hình thức dạy học mà còn thể hiện ở nội dung dạy học, phải tạo điều kiện để học sinh phát huy sáng tạo ngay trong quá trình học tập của mình, dạy cho học sinh cách học và tạo cho học sinh không gian sáng tạo. Mặt khác, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa sự đổi mới, sáng tạo với việc thoát ly tính mô phạm chuẩn mực của mình.

– “Nhà giáo trong thời đại của trí tuệ nhân tạo không còn cần thiết nữa!”. Máy móc ngày nay đã biết phân tích, tổng hợp như bộ óc của con người, nhưng những máy móc ấy vẫn phải cần có con người để điều khiển và thẩm định nó. Vì vậy, vai trò của người thầy giáo không mất đi mà còn đòi hỏi ở mức độ cao hơn, thầy cô giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm hạnh của mình để làm tròn trách nhiệm trong giai đoạn mới.

– Ngược lại, quan niệm “trăm sự nhờ thầy” của ngày xưa trong một số gia đình, chúng ta cần phải phối hợp để cải tiến theo quan điểm giáo dục của 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội để sự nghiệp giáo dục luôn phát triển hài hòa, đúng quy luật, phát triển tốt nhất thế mạnh của từng môi trường cho sự tiến bộ của con em, học sinh và thế hệ trẻ thân yêu.

TS. Hunh Công Minh

Bình luận (0)