Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người giữ gìn văn hóa truyền thống ở Trà Bui

Tạp Chí Giáo Dục

Đam mê văn hóa truyn thng ca đng bào, mong mun gi gìn và trao truyn các điu múa cng chiêng ca đng bào Ca Dong cho thế h tr ni tiếp, dù tui đã cao nhưng ngh nhân ưu tú H Văn Dinh xã Trà Bui, huyn Bc Trà My (tnh Qung Nam) vn luôn sn sàng tham gia các l hi và hưng dn cho thế h tr trong vùng. Không ch thế, già Dinh còn là ngh nhân tho ngh đan lát. Vi ông, hn ct ca núi rng, văn hóa truyn thng ca cha ông là th cn phi gìn gi.


Ngh nhân ưu tú H Văn Dinh say mê vi điu múa cng chiêng ca đng bào Ca Dong

Say mê điu múa cng chiêng

Tôi tìm gặp nghệ nhân Hồ Văn Dinh qua lời giới thiệu của Bí thư xã Đoàn xã Trà Bui – Hồ Văn Dương. Ở tuổi 82, già Dinh vẫn minh mẫn, giọng nói hào sảng. “Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa truyền thống riêng. Điệu múa cồng chiêng của đồng bào Ca Dong là một trong số đó. Mỗi dịp lễ hội, Tết lúa mới của bản làng thì múa cồng chiêng là thứ không thể thiếu. Đó là linh hồn của bản làng”, già Dinh gõ gõ lên những chiếc chiêng treo trang trọng trên vách, nói.

Từ thời niên thiếu, mỗi lúc có lễ hội, cậu bé Hồ Văn Dinh đã theo chân cha mẹ tham gia các lễ hội. Tiếng nhạc cồng chiêng cùng điệu múa của bà con đã lôi cuốn cậu bé Dinh. Những nhịp chân sáo họa theo nhịp chiêng của cậu trên cả chặng đường mòn xuyên bản làng về nhà. Có những điệu múa chưa rõ, Dinh lại hỏi cha thật cụ thể rồi tập một mình cho đến khi thuần thục. Những năm tháng tham gia lực lượng du kích chiến đấu bảo vệ quê hương, những lúc chiến trường im tiếng súng, Hồ Văn Dinh lại nhảy múa để giải tỏa sự mỏi mệt. Già Dinh bảo: “Tôi rất thích thú với các điệu múa cồng chiêng. Với tôi, được múa cồng chiêng là niềm vui và hạnh phúc”.

Hòa bình, già Dinh trở về làng và tiếp tục góp mặt trong các lễ hội. Không chỉ vậy, ông còn truyền dạy niềm say mê của mình cho các lớp con cháu kế nối sau. “Cồng chiêng của đồng bào Ca Dong có 6 điệu múa. Lễ hội, cuộc thi nào tôi cũng tham gia biểu diễn. Có những cuộc thi, cả 3 thế hệ trong gia đình đều tham gia. Cha ông mình từng gửi gắm sự đoàn kết đủ đầy thông qua bộ cồng chiêng này, chiếc trống là biểu tượng của ông bà, ba chiếc chiêng là bố mẹ và con. Tôi luôn dạy cháu con không được quên điệu múa cồng chiêng. Vì nếu quên thì chẳng khác nào quên nguồn cội của mình”, già Dinh lần sờ bàn tay chai sần trên mặt chiêng phẳng bóng, nói như đinh đóng cột. Tâm huyết của già Dinh được ghi nhận và được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Thời gian gần đây, khi huyện Bắc Trà My có đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong trường học, già Dinh lại trắng đêm tập cho khoảng hơn 20 thanh niên trong xã. Đây là lớp trẻ cốt cán sẽ chịu trách nhiệm truyền lại cho các thế hệ học sinh ở Trà Bui nói riêng và Bắc Trà My nói chung.

Già Dinh nói thêm, cuộc sống hiện đại khiến các nét văn hóa truyền thống của đồng bào có nguy cơ mai một. Lớp trẻ trong cuộc xê dịch với thời cuộc, xa dần với văn hóa truyền thống để theo đuổi những nghệ thuật hiện đại. Nên khi có dự án, có lớp trẻ tìm đến, nỗi trăn trở, gánh nặng trên vai ông như được trút xuống. Ông không ngần ngại rút ruột gan để trao truyền những gì mình biết. “Già rất mong các thế hệ học sinh rèn luyện để thạo các điệu múa của cha ông. Nhìn các cháu trong CLB Cồng chiêng ở trường học say mê học hỏi, già vui cái bụng lắm. Như thế những thế hệ đi trước như già không còn nỗi lo thất truyền văn hóa truyền thống”, già Dinh bộc bạch.

Gi ngh đan lát

Đời sống hiện đại với nhiều vật dụng tiện ích được mang đến tận bản làng nhưng mấy chục năm qua, già Dinh vẫn giữ thói quen đan lát. “Không ai biết nghề đan lát của đồng bào Ca Dong có từ bao giờ nhưng lớn lên tôi đã thấy nhà nào cũng tự đan các vật dụng trong nhà từ tre, nứa, mây, lồ ô… Bây giờ, có điều kiện là mua được nhiều thứ nhưng tôi vẫn giữ nghề. Phần vì khi dùng các vật dụng quen thuộc thấy mình gần gũi với truyền thống cha ông, phần khác muốn nhắc nhở cháu con gìn giữ văn hóa riêng biệt của nguồn cội, của đồng bào mình”, già Dinh chia sẻ.


Ngh
 nhân H Văn Dinh trong mt bui trao truyn ngh thut cng chiêng cho thế h tr  Trà Bui

Ông Lê Cưng – Ch tch UBND xã Trà Bui cho biết, cùng vi vic thành lp CLB cng chiêng trong trưng hc, trong năm nay xã s lên kế hoch thành lp thêm 3 đi cng chiêng và mi các già làng, ngh nhân như già Dinh truyn dy cho thế h tr. Vic bo tn ngh thut cng chiêng góp phn khơi dy lòng t hào, tình yêu văn hóa truyn thng trong thế h tr. Đng thi qua đó s hình thành tim năng phát trin du lch văn hóa cng đng.

Già Dinh học đan lát từ năm 15 tuổi rồi trở thành tay thợ đan lành nghề của gia đình không lâu sau đó. Không chỉ dẻo trong các điệu múa công chiêng, ông còn khéo tay trong từng nấc đan để tạo ra sản phẩm đẹp. Theo già Dinh, để đan được những vật dụng như gùi, rổ, rá, nia, mâm… bền chắc thì phải lên rừng chọn những thân tre nứa vừa phải, không quá già và cũng không quá non. Với cây mây thì phải chọn mùa đông để vào rừng cắt. Đó là thời điểm mây có độ bền và dẻo nhất năm. Già Dinh bảo, với mỗi vật dụng và loại tre nứa hay mây sẽ có một kỹ thuật đan khác nhau. Trong đó đan gùi đòi hỏi sự khéo léo trong từng đường nan, họa tiết, hoa văn. Kỹ lưỡng nhất có lẽ là chiếc gùi dành cho cánh nam giới vào rừng. Đây là loại được đan hoàn toàn bằng mây. Để hoàn thành một chiếc gùi phải mất đến 3 tháng ròng rã. Chiếc gùi dành cho nam giới có 3 ngăn gồm: ngăn dùng để thuốc, vôi ăn trầu; ngăn để rựa, dao và ngăn để thức ăn mỗi khi lên rừng, lên rẫy. Độ bền của mỗi chiếc gùi này kéo dài gần cả đời người.

Ở tuổi xưa nay hiếm, đôi mắt của già Dinh vẫn tinh anh, làn da màu đồng hun rắn rỏi. Ông say sưa nói về văn hóa truyền thống của đồng bào giữa núi rừng Trà Bui. “Nhớ văn hóa truyền thống là nhớ cội nguồn của đồng bào mình”, già Dinh khẳng định.

Phan L

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)