Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người giữ hồn văn hóa làng biển

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sinh ra và ln lên nơi làng bin Mân Quang (phưng Th Quang, Sơn Trà, Đà Nng), đau đáu vi nhng làng chài mt dn v dĩ vãng trưc cơn lc đô th hóa, ngh sĩ nhiếp nh M Dũng (Nguyn Văn M) đã tìm nhiu cách đ níu gi chút linh hn văn hóa làng bin!

Ngh sĩ M Dũng trong không gian bo tàng gi hn văn hóa bin

T bo tàng thu nh

Căn nhà cũng là nơi sử dụng không gian làm quán cà phê mang tên Biển báo – trang trí những vật dụng gợi nhắc ý thức tham gia giao thông, có một không gian nhỏ, sâu trong lòng đất, nghệ sĩ Mỹ Dũng dành riêng cho một bảo tàng thu nhỏ về linh hồn văn hóa làng biển. “Những ai yêu biển đều thấu rõ cảm giác mỗi sớm mai mẹ lượt cát trên nền nhà sàng cho sạch. Những đứa trẻ lăn lóc giấc ngủ trưa trên nền cát mịn mát rượi cả ấu thơ”, nghệ sĩ Mỹ Dũng sải những bước chân trần dẫn chúng tôi tham quan căn phòng trưng bày của anh nằm sâu trong lòng đất. Ngoài nền cát mịn được đưa về từ biển, Mỹ Dũng bài trí những chiếc bầu đựng mắm, thuyền thúng, mái chèo, đèn măng sông đi biển, lồng lưới bắt cua, ghẹ, giá phơi lưới… Anh bảo, những vật dụng này, một thời là vật dụng quen thuộc trong gia đình mỗi ngư dân. Bây giờ nhiều thứ được thay thế nhưng nếu đã là cư dân làng biển, hẳn không ai quên được nó. Đó cũng là lý do, anh lặn lội khắp nơi để gom nhặt mang về, hồi sinh cho chúng một đời sống trong tiềm thức những ai yêu biển.

Hơn 10 năm trước, khi những làng chài đổi thay, những chiếc lu muối cá làm nước mắm cũng bị lãng quên. Anh cặm cụi xin đem về nhà mình, sắp xếp ngăn nắp. “Tìm kiếm từng thứ một, nay tôi có khoảng 20 cái lu mắm to nhỏ khác nhau, tầm chục chiếc bầu đựng mắm và nhiều vật dụng quen thuộc khác”, anh nói. Mỗi thứ hiện diện trong căn phòng đó là một câu chuyện dài. Là thứ ngày xưa người mẹ gánh gồng mắm từ biển lên núi bán, hay người cha mỗi tối vươn khơi tìm kế mưu sinh… Tất cả đó gợi nhớ về những tháng năm êm đềm bên chân sóng, một thời cha ông đã sống, gắn bó, làm nên nét riêng biệt của văn hóa làng biển miền Trung.

Bài trí trong không gian nhỏ, nhưng bảo tàng của nghệ sĩ Mỹ Dũng toát lên đầy đủ linh hồn văn hóa của những làng biển Đà Nẵng – mảnh đất miền Trung với những làng chài đặc trưng một thời như Mân Thái, Thọ Quang… Biển vẫn ầm ào sóng vỗ, những con thuyền chài nhỏ vẫn neo chân sóng nhưng làng chài đã đổi thay nhiều. Muốn tìm kiếm được đủ đầy kí ức ấu thơ hẳn không phải nơi nào khác, đó là bảo tàng thu nhỏ ấy. Mỹ Dũng bảo, anh sẵn sàng làm hướng dẫn viên tận tụy nhất cho những ai ghé lại muốn nghe câu chuyện về đời sống làng chài một thuở. Đó cũng là cách anh gìn giữ nét văn hóa quê hương và truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.

Đến bo tn làng bin xưa

Cuc sng ngày càng hin đi, nhng làng chài vì nhiu lý do khác nhau biến mt. Đà Nng cũng không ngoi l khi có nhng làng bin như M Khê, Tân Trà đã tr thành dĩ vãng. Đau đáu vi làng bin, anh mong mun đ án ca mình sm đưc trin khai. “Gi hn văn hóa làng bin, gi ly hn ct nơi cha ông dày công gy dng và hơn thế gi ly nét riêng bit ca Đà Nng là điu cn làm. Phát trin du lch cũng cn da trên nn lch s, văn hóa và hưng đến s lâu dài ch không th chp git, vay mưn”, M Dũng nói.

Mỹ Dũng yêu biển, yêu quê hương bằng thứ tình yêu lặng lẽ mà quyết liệt. Năm 2017, anh đề xuất ý tưởng “Đưa nghệ thuật cộng đồng vào không gian sống – Bảo tồn làng biển xưa Đà Nẵng”. Chủ thể của không gian này là hai làng biển An Tân và An Đồn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Trước đây, Tân An và Tân Đồn là hai làng chài neo mình bên dòng sông Hàn. Hơn chục năm trước, khi những dãy nhà chồ ven sông không còn tồn tại, và nhiều sự phát triển đổi thay khác, dân làng không còn nghề. 779 hộ dân với khoảng hơn 3.700 nhân khẩu vẫn quây quần bên trong những ngôi nhà khá chật hẹp có tam, tứ đại đồng đường sinh sống.

Nghề chài lưới biến mất theo cơn lốc đô thị hóa nhưng cuộc cách mạng di dời, giải tỏa, chỉnh trang đô thị không đủ sức để giải tỏa Tân An, Tân Đồn bởi số lượng lô đất chia cho hàng ngàn hộ dân hai làng này là quá sức. Nhưng nếu giữ nguyên trạng thì bên cạnh đô thị phát triển sẽ có một vùng “trũng” khi mà vẫn còn đó những ngôi nhà cũ, chật… Mỹ Dũng nhìn ra điều đó, anh muốn thổi hồn vào làng chài này để tạo ra sức sống mới mà không cần đến một cuộc chỉnh trang đô thị nào. Đó là cách đưa nghệ thuật cộng đồng vào không gian sống cho ngôi làng, tạo nét đặc thù riêng có của làng biển để thu hút du khách tham quan. Như vậy, vừa giúp người dân có thêm thu nhập, vừa giữ gìn văn hóa, vừa xóa đi vùng “trũng” có thể là nỗi đau đầu không hề dễ chịu cho công cuộc đô thị hóa giữa lòng thành phố năng động nhất miền Trung. 

Mỹ Dũng nói, cấu trúc của hai làng chài này hiện còn đủ đầy những dấu ấn để bảo tồn. Đó là những ngôi nhà nhỏ, có tứ đại đồng đường sinh sống, có cây đa, đình làng, miếu xóm, giếng nước xưa, ngõ nhỏ, đường sá quanh co, cao thấp, có ngôi nhà tồn tại hàng trăm năm. Nếu thổi hồn vào nét nguyên trạng đó, chỉnh trang thêm giao thông, đặt tên các con ngõ, vệ sinh môi trường, thoát nước và sáng tác mỹ thuật cho từng ngôi nhà, con đường, tường rào và ngõ hẻm cộng với sử dụng nghệ thuật sắp đặt với chủ đề mỹ thuật rõ ràng và gắn với đặc trưng của làng biển. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho bà con mở thêm các quầy hàng đặc sản phục vụ khách du lịch tham quan thì như vậy không chỉ gìn giữ nét văn hóa của làng chài xưa mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố, cải thiện đời sống của người dân. “Tân An, Tân Đồn bây giờ hiếm thấy người dân theo nghề chài lưới nên hẳn nhiên sẽ thiếu đi chút nào đó chất văn hóa làng biển nhưng về cơ bản vẫn vẹn nguyên hình hài của làng biển. Bảo tồn được nó là một điều rất tốt. Người ta đến Đà Nẵng, đến làng chài để tìm sự khác biệt mà xứ họ không có. Đó mới là cái riêng có ta cần bảo tồn, gìn giữ”, Mỹ Dũng tâm tư.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)