Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu

Tạp Chí Giáo Dục

Chỉ chiếc ghế, hộp đồ nghề, ngồi một góc trên con đường trung tâm Lê Lợi (Q.1, TP.HCM) nhưng hỏi người sửa hộp quẹt thì ai cũng chỉ đến ông.
Ông Nghiêm tỉ mẩn sửa hộp quẹt - Ảnh: Nguyên Mi

Ông Nghiêm tỉ mẩn sửa hộp quẹt – Ảnh: Nguyên Mi

Giới sưu tầm, “chơi” hộp quẹt thì đã quá quen ông “bác sĩ” chuyên “khám, chữa” những chiếc hộp quẹt từ cổ chí kim cho họ từ hơn 30 năm nay.
Nhất nghệ tinh
Ông Hoàng Đình Nghiêm (ngụ Q.4, TP.HCM) đã qua tuổi 56 và đã hơn 30 năm ngồi sửa hộp quẹt tại con đường ở trung tâm TP này. “Nghề này trước nhiều người làm. Tôi cũng sinh sau đẻ muộn so với một số cụ. Tuy nhiên, đến nay, những cụ lão lần lượt ra đi hoặc không còn làm nghề nữa. Tôi vẫn bám trụ ở đây, làm đến khi nào già yếu, hết làm được thì thôi”, ông Nghiêm tâm sự.
Với ông, sửa hộp quẹt chẳng trường lớp hay ai dạy cả, người tự mày mò làm, người có nhu cầu sửa, thế là hình thành cái nghề. Còn ông làm nghề này vì thích, rồi đam mê, cứ thế theo thành nghiệp vậy thôi.
“Để sống thọ với nghề cái chính là biết sửa và có uy tín”, ông Nghiêm nói. Chính vì thế mà chẳng bảng hiệu, cửa hàng nhưng suốt 30 năm nay nhiều khách hàng sử dụng, sưu tầm hộp quẹt đã tìm đến ông để “chẩn bệnh” và “điều trị” cho những chiếc hộp quẹt từ cổ chí kim của họ.
Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu - ảnh 2

Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu - ảnh 3

Đồ nghề theo người sửa hộp quẹt 30 năm – Ảnh: Nguyên Mi
 
Ông thợ sửa nhanh thì khoảng 20-30 phút, còn có cái “gai gốc”, sửa lâu thì mày mò, tìm, chế phụ tùng thay thế, để sửa được phải mất cả tuần.
“Khách quen của tui ai cũng hiểu, không ai hối thúc hay hỏi sửa bao lâu, hỏi trước hay trả giá tiền công sửa. Cứ để đó, làm xong, tôi gọi tới lấy rồi đưa tiền”, ông Nghiêm nói.
Có những người đã là khách quen sửa hộp quẹt ở chỗ ông hơn 20 năm.

Chẳng cần biên nhận, giao hẹn, những khách quen cứ đem hộp quẹt của họ chạy tạt ngang, rồi: “anh Nghiêm, coi giùm tui cái”, xong đi. Thế là ông thợ lại lọ mọ, tỉ mỉ tháo chiếc hộp quẹt ra “khám” rồi mày mò sửa, lau chùi.

Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu - ảnh 4Có những cái hộp quẹt đồ cổ, xưa lắc và cũng có những cái hộp quẹt cả đời tôi chỉ thấy, sửa có một lần. Gặp những cái đó rất thú vị. Mỗi cái, mỗi loại đều khác nhau, có cách hoạt động và “bệnh riêng”.Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu - ảnh 5

Ông Hoàng Đình Nghiêm

Những chiếc hộp quẹt khách hàng gửi ông, có cái vài trăm ngàn nhưng cũng có cái đến vài chục triệu.
“Cũng có trường hợp, tiền sửa gần bằng mua cái mới, tôi nói trước, bảo khách “thôi sửa làm gì, mua cái mới đi” thì khách vẫn quyết tâm sửa vì đó là kỷ vật”, ông Nghiêm nói.
“Chữa bệnh” những chiếc hộp quẹt cổ
Ông Nghiêm đang tỉ mẩn sửa một chiếc hộp quẹt “sinh năm” 1913 mà khách gửi. “Nó (hộp quẹt) còn thọ hơn tuổi của tôi với cô cộng lại”, ông Nghiêm cười.
Rồi ông cho xem một chiếc hộp quẹt khác sản xuất từ năm 1940, lên dây cót có thể phát nhạc. 

Người giữ những nghề xưa cũ Sài Gòn: Sửa hộp quẹt trăm tuổi, cả chục triệu - ảnh 6

Một chiếc hộp quẹt cổ được sản xuất ở Thụy Sĩ từ năm 1913 – Ảnh: Nguyên Mi
 
“Cái này vô chừng lắm, hộp quẹt cũng đủ loại, từ cao cấp đến trung bình. Cao cấp là những dòng hộp quẹt sản xuất có giới hạn xuất xứ từ châu Âu, đặc biệt là Pháp hay Thụy Sĩ, trong đó Dupont là số 1. Sau đó mới đến hàng Mỹ, như Zippo chỉ là hạng trung lưu. Còn hàng Nhật chỉ để xài chơi thôi”, ông Nghiêm cho biết.
Những chiếc cao giá một là thương hiệu “sang chảnh”, hoặc đồ cổ, hoặc những chiếc hộp quẹt được sản xuất hạn chế.
Ông kể thêm: “Có những cái hộp quẹt đồ cổ, xưa lắc và cũng có những cái hộp quẹt cả đời tôi chỉ thấy, sửa có một lần. Gặp những cái đó rất thú vị. Mỗi cái, mỗi loại đều khác nhau, có cách hoạt động và “bệnh” riêng”.

Nói về những người sưu tầm, “chơi” hộp quẹt theo ông Nghiêm có nhiều lý do và đặc biệt là “không phải hút thuốc mới “chơi”, sưu tầm hộp quẹt. “Người ta mê nó bởi vẻ đẹp, như một món phụ kiện thể hiện “đẳng cấp”, mê do kiểu dáng, âm thanh phát ra khi bật nắp và cả do “phong thủy”, hay chỉ đơn giản là thích như thích sưu tập tem, sưu tập tiền,…”, ông Nghiêm bộc bạch.
“Nhiều người giờ nghe nói sửa hộp quẹt thì thấy lạ nhưng sửa hộp quẹt cũng nhiều cái sang lắm”, ông Nghiêm cười khà. Ông giải thích: “Thú “chơi” hộp quẹt xuất phát từ giới công tử, quý tộc Sài Gòn xưa thể hiện “đẳng cấp”. Làm nghề này có lúc vất vả nhưng làm được, uy tín thì cũng thong dong. Tôi làm nghề cho đến nay một là sống được với nghề, nuôi gia đình và hai con đều ăn học đại học; hai là đam mê”, ông tâm sự.

Nguyên Mi/ TNO

 

Bình luận (0)