Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Người gùi chữ về bản Rào Tre

Tạp Chí Giáo Dục

Gn 30 năm cng hiến cho phong trào GD tiu hc (TH) huyn min núi, nhà giáo Nguyn Th Thanh Toàn – GV Trưng TH Hương Liên, huyn Hương Khê, tnh Hà Tĩnh đưc mi ngưi mnh danh là: Ngưi gùi ch v bn Rào Tre, Cô giáo cm bn cõng ch lên non, Cô giáo trn tình vi HS và đng bào dân tc Cht, “M” Toàn bn Rào Tre…

Cô Toàn và các em HS bn Rào Tre

Tình nguyn cm bn khi tui gn hưu

Tổng kết năm học 2016-2017 Trường TH Hương Liên, huyện Hương Khê có một buổi họp mặt đơn giản nhưng thật ấm cúng. Đó là buổi lễ tổng kết lớp ghép dân tộc của cô Nguyễn Thị Thanh Toàn với đông đủ HS và cả phụ huynh trong bản Rào Tre đến dự. Niềm vui của cô giáo Toàn như được nhân đôi khi gặp lại HS cũ của mình cách đây 15 năm, nay đã là cha là mẹ của các em HS lại tiếp tục trao gửi niềm tin cho cô giáo đã ngoài 50 tuổi. Sau 2 năm vào bản, cô giáo quê ở xã Hương Thủy không chỉ quen với những dãy lớp học và khu nhà tập thể đơn sơ cách trung tâm phố thị hơn 30 cây số mà còn gắn bó với từng ngôi nhà, lối đi vào bản Rào Tre giáp biên giới Việt Lào không xa. Sáng đi chiều về vượt bao nhiêu quả đồi và khe nước bằng chiếc xe máy, cô Toàn như thấy bản Rào Tre cũng chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Tốt nghiệp trung cấp sư phạm, khi ra trường về huyện nhà công tác cô giáo trẻ vẫn không nghĩ rằng sau này mình lại gắn bó với con em đồng bào dân tộc Chứt như một duyên nợ của cuộc đời.

Sau nhiều năm đi gieo chữ vùng khó khăn, mới về công tác ở thị trấn mới được 1 tháng thì cô Toàn nhận được lời đề nghị của Phòng GD-ĐT huyện và Trường PT Dân tộc nội trú, thầy Hồ Xuân Lâm (Hiệu trưởng) lúc đó giúp đỡ HS đồng bào dân tộc Chứt. Không phải ngẫu nhiên mà cô Toàn được Phòng GD-ĐT huyện Tổ công tác biên phòng bản Rào Tre “chọn mặt gửi vàng”. Thầy Minh trao đổi, với thời gian 8 năm dạy Trường PT Dân tộc nội trú huyện, cô Toàn có đủ kinh nghiệm GD và giảng dạy HS con em đồng bào thiểu số. Nhưng điều quan trọng hơn là HS thích học cô Toàn và đối với phụ huynh không có ai gần gũi con em họ hơn cô giáo Toàn.

Chu toàn như tên gi

Đây cũng là thời kỳ của Trường PT Dân tộc nội trú và ngành GD-ĐT huyện phải tìm được câu trả lời cho bài toán khó đó là tình trạng sĩ số HS dần dần “rơi rụng” do nhiều em tự ý bỏ lớp, thích đi rừng hơn đi học. Ban đầu nghe gợi ý của thầy trưởng phòng dù mỗi tháng chỉ vào bản một tuần nhưng, cô Toàn vẫn phân vân: “Tuổi của tôi lúc này không còn trẻ nữa sắp về hưu rồi. Con cái thì còn nhỏ mà chồng lại đi công tác xa lại còn cùng với cô bạn chăm mẹ là vợ liệt sĩ hơn 70 tuổi nằm một chỗ. Quan trọng hơn là trong nhà không ai đồng tình cả vì đường sá xa xôi cách trở đi về”. Thế nhưng nhớ lại lời chị Hồ Thị Tương – một người dân trong bản: “Chỉ có cô Toàn mới dạy được thôi” và nhất là hình ảnh các HS của mình đói chữ nhiều em học 3, 4 năm mà vẫn chưa biết đọc biết viết mong chờ cô giáo đến thì cô Toàn không có gì phải chần chừ cả. Thế là ngay sau đó cô giáo vác ba lô lên đường. Sau một thời gian, lá đơn tình nguyện của cô như một bảo chứng về tinh thần cống hiến của một nhà giáo vì trách nhiệm của ngành và vì tình thương yêu đối với HS.

Khi được hỏi về khó khăn cô Toàn bộc bạch: “Không chỉ tiếp thu chậm mà các em có bản tính tự do cha mẹ bỏ mặc cứ lớn lên như cây rừng kỷ luật yếu”. Đúng như dự đoán của mọi người, cô đã phát huy thế mạnh của mình vì hầu hết phụ huynh là HS cũ của trường nên đều là chỗ thân quen cả. Nghe lời cô giáo khuyên, các HS cũ vui vẻ tiếp thu không cho con em mình đi rừng nữa. Thế là chỗ ngồi trong lớp dần không còn bỏ trống: “Tôi nhờ HS lớn dạy HS nhỏ, em biết chữ nhiều dạy em biết chữ ít. Nhiều em bướng bỉnh nhưng thấy cha mẹ và mọi người quý trọng cô giáo nên cũng thuần tính dần”. Dạy lớp trình độ không đồng đều, có 14 em có 2 em hồ sơ ghi lớp 5 mà chưa thạo phép cộng trừ nên lại phải huy động thêm một cô để kèm riêng.

Mỗi lần đi hiệu sách ở TP.Vinh, quà trong túi của cô giáo Toàn là những bộ sách tô chữ, tô số dành cho các em trong lớp để mong các em vượt qua cửa ải gian nan nhất là nhìn rõ mặt chữ. Thế nhưng đối với cô Toàn chỉ có nhiệt huyết chưa đủ mà phải có sức khỏe mới bám trụ được với núi rừng.

Nhiều năm là GV giỏi, điển hình tiên tiến của ngành, được Bộ GD-ĐT, Bộ Tư lệnh biên phòng và các cấp tặng bằng khen, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Toàn xứng đáng là nhà giáo chu toàn với HS đồng bào dân tộc Chứt bản Rào Tre, một đời toàn tâm toàn ý với sự nghiệp gieo chữ vùng núi cao như cái tên mà cha mẹ đã đặt.

Phan Quang – Huy Gia

 

Bình luận (0)