Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Người học cần định vị bản thân trước khi chọn ngành nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc khi la chn ngành ngh, ngưi hc cn đnh v đưc bn thân, trưng hc và ngành hc cũng như xác đnh đưc mc tiêu cuc đi.


Hc sinh Trưng THPT Tenlơman (Q.1) đt câu hi cho các chuyên gia tư vn trong chương trình

Đó là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 16 năm học 2023-2024 diễn ra tại nhiều trường THPT trên địa bàn TP.HCM mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT  TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF). 

Đnh v bn thân đ chn đúng ngành ngh

Trao đổi với các chuyên gia, Thanh Tú (học sinh lớp 12 Trường THPT Tenlơman, Q.1) cho biết, hiện nay em quan tâm nhiều đến ngành thiết kế đồ họa; tuy nhiên, em băn khoăn không biết trong tương lai ngành này có bị thay thế bằng trí tuệ nhân tạo không? Giải đáp băn khoăn này, ThS. Trần Hải Nam (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, ngành thiết kế đồ họa hiện đang rất phát triển, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, học tập, giải trí. Ngành này đòi hỏi người học phải có tư duy về hình ảnh, màu sắc, bố cục, ý tưởng, nhất là sự sáng tạo. Trong chương trình học sẽ sử dụng máy tính nhiều, sử dụng nhiều phần mềm để chỉnh sửa hình ảnh, làm phim, dựng clip… “Tại TP.HCM có nhiều trường đào tạo ngành thiết kế đồ họa, khi xét tuyển có thể thi môn vẽ hoặc không thi môn vẽ. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên học ngành thiết kế đồ họa có thể làm trong nhiều lĩnh vực như công ty truyền thông, quảng cáo, báo đài, tự kinh doanh…”, ThS. Nam nói.

Trong khi đó, một số học sinh lớp 12 muốn tìm hiểu về chương trình học ngành kinh doanh quốc tế và thu nhập của ngành này sau khi ra trường. Trao đổi với các em học sinh, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, ngành kinh doanh quốc tế là ngành đào tạo về các lĩnh vực đầu tư tài chính quốc tế, xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh thương mại và marketing… Học ngành này, người học phải là người năng động, nhạy bén, có khả năng giao tiếp tốt; khả năng phân tích đánh giá, đàm phán và thương lượng tốt. Đặc biệt là phải đam mê lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nếu chọn lĩnh vực mà có từ “quốc tế” thì cần phải giỏi về ngoại ngữ; nếu không giỏi ngoại ngữ thì rất dễ bị đào thải trong thị trường lao động.

Tuy nhiên, ThS. Nguyên lưu ý, khi chọn bất kỳ một ngành nghề nào thì người học cần có một số định vị. Trước hết là định vị về bản thân như đam mê, sở trường, phẩm chất, tính cách cho phù hợp. Kế đó là định vị về ngành học vì mỗi ngành học sẽ đòi hỏi một số tố chất riêng về ngành nghề; định vị được bậc học vì mỗi bậc học sẽ có những khả năng phù hợp khác nhau; định vị được thị trường lao động sau khi ra trường. Đặc biệt là định vị được trường học, xác định được mục tiêu của cuộc đời, của bản thân… “Với mọi ngành nghề lựa chọn thì điều quan trọng nhất là phải tạo ra được giá trị hành nghề. Trên thực tế không có ngành nghề nào “hot”, chỉ có con người “hot” trong ngành nghề đó thôi. Nếu chỉ đơn thuần học xong một bậc học, một ngành học của một trường nào đó, ra trường cầm tấm bằng đi xin việc mà đòi hỏi mức lương cao là không có”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Còn hc sinh chn ngành ngh theo bn bè

TS. tâm lý Đào Lê Hòa An thông tin, theo một khảo sát tại TP.HCM, cho thấy nhiều học sinh đã có một số quyết định về sự lựa chọn của bản thân ngay từ rất sớm. Tuy nhiên, những sự lựa chọn đó dựa trên tiêu chí nào mới là điều quan trọng. Trên thực tế, còn không ít học sinh chọn ngành học theo bạn bè, chọn ngành học không cho mình mà dựa trên các tiêu chí “không phải là mình”.

Lấy ví dụ câu chuyện về con rùa, được xem là động vật di chuyển chậm nhất trên môi trường cạn nhưng khi ở dưới nước thì di chuyển nhanh gấp 100 lần so với môi trường trên cạn, TS. Đào Lê Hòa An nhắn nhủ, cũng là con rùa nhưng nếu chọn lựa đúng môi trường thì sẽ phát huy được thế mạnh của mình. Điều quan trọng là các em cần xuất phát bằng chính những sự lựa chọn đúng đắn ngày hôm nay để có thể phát huy tối đa thế mạnh bản thân, thì mới có thể tỏa sáng.

Tương tự, giải đáp băn khoăn cho một nhóm học sinh khi các em hỏi “học ngành công nghệ thông tin liệu có thất nghiệp khi ngành này có quá nhiều người lựa chọn học”, TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm (Swinburne Việt Nam) cho hay, ngành công nghệ thông tin là ngành học đang rất phát triển. Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ. Sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm và làm ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội.

Du hc ti ch khó hay d?

Trước nhu cầu du học ngày càng cao của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia lưu ý người học cần phải tìm hiểu thông tin trước để có bức tranh tổng thể. Bên cạnh hướng đi phổ biến là du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia khuyên các em học sinh có thể tìm hiểu thêm hướng đi du học tại chỗ. ThS. Lê Phương Uyên (Trưởng phòng Công tác sinh viên, ĐH Broward Hoa Kỳ tại Việt Nam) chia sẻ, mô hình du học tại chỗ cho phép người học có thể theo học chương trình của một quốc gia khác ngay tại Việt Nam. Người học có thể học 2 năm đầu tại Việt Nam và 2 năm sau học tại quốc gia du học. Điều này cũng cho phép sinh viên có thêm thời gian trau dồi các kỹ năng để chuẩn bị sẵn sàng theo học tại quốc gia khác. Không chỉ là chuyển từ môi trường THPT sang ĐH mà là quá trình thay đổi rất nhiều từ môi trường xã hội, quản lý độc lập các vấn đề trong cuộc sống.

TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Giám đốc ĐH Gloucestershire Việt Nam) nhìn nhận, việc trang bị tiếng Anh hiện nay không còn là nên hay không nên mà đã trở thành điều bắt buộc. Học sinh hiện nay có rất nhiều lựa chọn so với trước đây, không chọn ĐH công thì có thể chọn ĐH tư, ĐH có yếu tố nước ngoài ngay tại Việt Nam. Với chương trình đào tạo nước ngoài thì chắc chắn ngôn ngữ sử dụng 100% bằng tiếng Anh. Khái niệm du học tại chỗ ở Việt Nam nhưng vẫn học toàn bộ chương trình với giảng viên nước ngoài, bằng cấp nước ngoài cấp và được thế giới công nhận. “Đi du học thì trước hết phải chứng minh về yếu tố tài chính và khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, với chương trình du học tại chỗ thì các em được nợ tiếng Anh đến năm thứ 3. Tức là các em có 2 năm để luyện tập tiếng Anh”, TS. Lộc cho biết thêm.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)