Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người học nghề cần hỗ trợ để khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo mt s chuyên gia giáo dc ngh nghip, hin nay nhiu ngưi hc ngh (TC, CĐ) có ý tưng khi nghip theo chuyên môn đưc đào to nhưng chưa có cơ hi trin khai hoc trin khai nhưng không thành công. Có nhiu nguyên nhân dn đến thc trng này như thiếu vn, thiếu kiến thc, yếu chuyên môn, kinh nghim còn ít…


Phó Th tưng Vũ Đc Đam và lãnh đo B LĐ-TB&XH tham quan thiết b đào to t làm ca Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM ti Ngày hi khi nghip quc gia hc sinh, sinh viên giáo dc ngh nghip năm 2020. Ảnh: T.Tri

Mới đây, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp với nghề tôi yêu” dành cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM đã được phát động tại Trường TC Lê Thị Riêng. Bà Nguyễn Thị Hoàng Ánh (Phó Hiệu trưởng Trường TC Lê Thị Riêng) cho biết mục tiêu của cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần yêu nghề, khởi nghiệp của người học nghề, đặc biệt là nữ sinh theo tinh thần Đề án 939 – Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025. Qua cuộc thi, những ý tưởng sáng tạo, có khả năng ứng dụng thực tế sẽ được chọn để hỗ trợ khởi nghiệp.

Khi nghip trong trưng ngh: T “bơi” là chính

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho rằng học sinh, sinh viên trường nghề rất mong muốn có được môi trường và không gian khởi nghiệp để thử sức mình. Chỉ những người hiểu rõ nghề mình đang học mới có thể có những ý tưởng mới, sản phẩm mới để khởi nghiệp. Với sức trẻ và sự nhiệt huyết, những ý tưởng của học sinh, sinh viên trường nghề sẽ được khơi nguồn và ươm tạo thành công.


Hc sinh trưng ngh nhn gii thưng Cuc thi khi nghip Startup Kite 2020 do Tng cc Giáo dc ngh nghip (B LĐ-TB&XH) t chc năm 2020. Ảnh: T.Tri

Trong khi đó, ông Huỳnh Kim Tước (CEO Saigon Innovation Hub, Sở KH-CN TP.HCM) đánh giá phong trào khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đặc biệt là ở trường nghề vẫn gặp không ít khó khăn. Khó khăn này xuất phát từ việc thiếu đội ngũ hỗ trợ kinh nghiệm cũng như tinh thần khởi nghiệp cho các em. Đa phần các em phải tự “bơi” tìm kiếm kinh nghiệm, giải pháp và tự huy động vốn từ gia đình, bạn bè…, do vậy rủi ro thất bại rất cao. Ông Tước cho rằng Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (Đề án 1665) và Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) của Chính phủ đã mở ra không gian lớn, một sân chơi hữu ích cho người khởi nghiệp. Ở một số trường ĐH-CĐ, đến thời điểm này đã hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp khá vững chắc, kết nối được với các vườn ươm, chuyên gia nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước. Ở các trường nghề, cơ hội khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên rất lớn nhưng chưa có được một “đầu tàu” dẫn dắt. Nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng tự tạo việc làm, mà từ tự tạo việc làm đến khởi nghiệp là một khoảng cách quá xa. “Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên trường nghề là cực kỳ quan trọng, qua đó để người học thấy rằng học nghề không chỉ kiếm một công việc phù hợp, thu nhập ổn định mà còn trau dồi, học tập kinh nghiệm và tinh thần khởi nghiệp. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường nghề trong hoạt động tập huấn khởi nghiệp cho đội ngũ giáo viên nòng cốt để trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.  Saigon Innovaition Hub có các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, quỹ đầu tư để phát triển ý tưởng và đưa sản phẩm khởi nghiệp ra thị trường”, ông Tước cam kết.

Nhiu thun li đ ngưi hc ngh khi nghip

Ông Lý Trường Chiến (chuyên gia khởi nghiệp) đúc kết, việc kết nối, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp là cực kỳ quan trọng để hun đúc tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên trường nghề. Một trong những yếu tố cơ bản góp phần mang đến thành công của khởi nghiệp đó là môi trường. Bởi có môi trường tốt thì sẽ có ý tưởng tốt. Có ý tưởng tốt mà không có tinh thần tốt thì cũng khó mà thành công.

 các trưng ngh, cơ hi khi nghip cho hc sinh, sinh viên rt ln nhưng chưa có đưc mt “đu tàu” dn dt. Nếu có cũng ch dng l vic trang b cho các em kiến thc và k năng t to vic làm, mà t t to vic làm đến khi nghip là mt khong cách quá xa”, ông Hunh Kim Tưc (CEO Saigon Innovation Hub, S KH-CN TP.HCM) cho biết.

Ông Chiến gợi ý, mỗi trường TC-CĐ và ĐH cần có những câu lạc bộ học thuật của các bộ môn, các khoa, từ câu lạc bộ này kết nối câu lạc bộ của các trường khác hình thành nên một hệ sinh thái. Trong quá trình hoạt động có thể trao đổi kinh nghiệm, tư vấn từ các chuyên gia để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo chuyên môn. “Với đặc thù học nghề, thời lượng thực hành là chủ yếu nên việc khởi nghiệp từ các ý tưởng, sản phẩm của người học sẽ có nhiều thuận lợi hơn”, ông Chiến nói.

Các chuyên gia khởi nghiệp cũng nhìn nhận môi trường học nghề là cơ hội để người học mạnh dạn tìm kiếm, đề xuất ý tưởng khởi nghiệp. “Điểm yếu của một bộ phận giới trẻ hiện nay là chưa thật sự tự tin với bản thân, còn thiếu kiến thức cũng như kỹ năng xây dựng và nuôi ý tưởng của mình”, chuyên gia Nguyễn Phi Vân (Chủ tịch Hội đồng cố vấn Saigon Innovation Hub) khẳng định. Theo bà Vân, để giải quyết vấn đề này, trước hết ở môi trường học tập của các em cần có một đội ngũ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Họ phải là người thật việc thật, từng nếm trải thất bại để chia sẻ kinh nghiệm. Việc cần làm là kết nối giữa các đơn vị nhằm trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tài chính. Các cuộc thi về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở cấp khoa, cấp trường để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp cũng cực kỳ quan trọng, qua đó giúp người học cọ xát thực tế, có cơ hội học tập, giao lưu, kết nối giữa các trường.

T.Hng – T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)