Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người “hồi sinh” cho củi mục

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng thanh cây g cũ, nhum đy bùn đt trôi theo dòng nưc bc đc ngu t thưng ngun v xuôi theo dòng Thu Bn ri đ ra bin Ca Đi trong nhng mùa bão lũ tưng s mãi lênh đênh cho đến khi mc nát, hóa thân vào đt đai đã đưc trao mt đi sng mi. Hơn chc năm qua, có mt ngưi đàn ông ph Hi đã t tay nht, “hi sinh” nhng thanh g y thành tác phm ngh thut đy giá tr

Anh Lê Ngọc Thuận chế tác thành tác phẩm nghệ thuật từ những khúc củi trôi theo dòng nước lũ

Bén duyên vi ci lũ

Du khách và người dân ở TP.Hội An bây giờ không còn xa lạ với cái tên “Thuận củi lũ”. Không gian Làng Củi Lũ ở thôn Đồng Nà (xã Cẩm Hà, Hội An) do anh Lê Ngọc Thuận (SN 1980) sáng lập không chỉ là điểm đến của những người yêu thích một không gian hoài cổ và yên tĩnh mà còn là nơi dành cho những ai mê những tác phẩm được chế tác từ củi.

Anh Thuận kể lại, anh từng ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp từ đồ thủ công mỹ nghệ. Thời điểm hơn 12 năm về trước, khi đang kinh doanh mô hình homestay, anh đã từng nghĩ đến việc chế tác những vật dụng nhỏ, đơn giản như khung gương, đèn ngủ, móc treo quần áo, bàn ghế cho khách ngồi… để bày biện ở homestay của mình từ những thanh củi cũ mục được nhặt nhạnh đâu đó bên bờ rào.

Một lần đăm chiêu nhìn dòng nước lũ mang theo vô số củi mục trôi xuôi về biển, Thuận đưa tay vớt lên vài cành ngắm nghía, anh chợt à lên thành tiếng khi nhận ra mỗi thanh củi đều mang một dáng vẻ tuyệt đẹp, nếu nhìn kỹ thì đó không chỉ là củi. Anh quyết định gom củi mang về nhà. Những tác phẩm đầu tiên được Thuận hoàn thành sau đó không lâu. Quyết định khởi nghiệp từ củi lũ có từ ngày đó.

Ban đầu Thuận làm những vật dụng để trang trí cho homestay của mình. Sau đó, anh lên mạng internet tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình và bắt đầu làm theo yêu cầu của khách đặt hàng. Những thanh củi tưởng chừng không có giá trị hoặc có giá trị rất nhỏ, qua bàn tay Thuận đã trở thành các tác phẩm đẹp, có giá trị kinh tế cao.

Trao đi sng mi cho ci lũ

Dạo một vòng trong không gian Làng Củi Lũ, ngắm nhìn hàng trăm tác phẩm trưng bày, nghe người làm nghề kể về lai lịch từng khúc gỗ trôi sông mới thấy hết giá trị và thông điệp mà người thợ gửi vào mỗi hình hài tác phẩm. Thuận bảo, mình chỉ là thợ tay ngang, vì mê nghệ thuật nên tự mày mò bổ túc từng thứ một. Ấy vậy mà ngắm những tác phẩm anh làm ra, hiểu được sự khiêm tốn của người làm nghề. Những thanh gỗ tưởng chừng vô dụng, vô tri trở thành tác phẩm có hồn, biết nói.

Thời điểm dịch Covid-19, các hình thái kinh doanh ngưng trệ, Thuận có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu, chế tác. Đến tháng 3-2023, sau Làng Củi Lũ Driftwood Village với diện tích khoảng 1.500m2 được hình thành. Nơi này vừa là xưởng sản xuất, vừa là nơi trưng bày tác phẩm từ củi lũ. Đáng mừng nhất là không gian này đón thêm nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của Thuận và những tay thợ lành nghề được Thuận tuyển chọn từ làng nghề mộc Kim Bồng.

Sự kết nối đó không chỉ trao cho củi lũ một đời sống mới mà còn góp phần duy trì, phát triển cho câu chuyện làng nghề mộc Kim Bồng có tuổi đời ngót 600 năm ở Hội An. Nghiên cứu nhiều về nghề mộc truyền thống Kim Bồng, Thuận chọn một lối đi mới đầy sáng tạo, thổi hồn vào những thanh củi tưởng chừng đã bỏ đi để kể câu chuyện về rừng già, về bảo vệ môi trường sống của trái đất. Thông qua nhịp cầu du lịch, chuyện nghề, chuyện rừng được kể lại một cách sống động, có hồn nhất.

Làng Củi Lũ được bố trí thành nhóm để vừa thực hiện việc sản xuất vừa thuận tiện cho du khách tham quan trải nghiệm như nhóm sản xuất hàng xuất khẩu, quà lưu niệm, vật dụng decor nhà hàng, khách sạn; khu trưng bày vật dụng trải nghiệm, tham quan… Với mỗi tour chi phí từ 400 đến 500 ngàn đồng, du khách sẽ được hướng dẫn vẽ, đục gỗ, cưa, cắt… tạo ra các sản phẩm theo ý thích. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, du khách thỏa thích chọn lựa mô hình sản phẩm để chế tác theo ý muốn.

“Thông qua những tác phẩm từ củi lũ, tôi muốn du khách trải nghiệm, thấy được giá trị để yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Cách đây không lâu, tác phẩm Củi Lũ vinh dự được đặt lại tại đất nước Thụy Sỹ sau khi chúng tôi tham gia triển lãm Mỹ thuật Miền Xanh – tại Genever. Ngoài ra, Củi Lũ cũng từng được mang đến Đức, Pháp… Hy vọng mỗi năm tác phẩm điêu khắc từ Củi Lũ sẽ đi xa hơn và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn”.

Thiên Phúc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)