Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Người làm du lịch nông thôn: Cần được hỗ trợ

Tạp Chí Giáo Dục

Vic đy mnh phát trin du lch nông nghip, du lch nông thôn không ch to sinh kế cho nông dân mà còn đm bo s phát trin bn vng ca mô hình này. Tuy nhiên, nhng ngưi làm du lch nông thôn còn gp nhiu khó khăn, rt cn s h tr v chính sách, vn…

Du khách trải nghiệm giăng lưới tại Cần Giờ

Khó khăn nhiu mt

Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn tại TP.HCM đã có bước phát triển khởi sắc. Nhiều mô hình du lịch nông nghiệp được hình thành như: Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau của hợp tác xã như “Tuấn Ngọc”; mô hình du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống bánh tráng xã Phú Hòa Đông huyện Củ Chi, làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh; mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch lịch sử trên địa bàn huyện Cần Giờ…

Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn trên địa bàn TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Minh Dũng (Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM) cho biết, du lịch nông nghiệp hay nói cách khác “Nông dân làm du lịch” còn đối mặt với nhiều thách thức. “Nhiều nông dân vẫn đang gặp khó trong quá trình “lấn sân” sang làm du lịch. Tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở hạ tầng tiếp cận các điểm du lịch nông nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện, cơ sở vật chất tại nhiều điểm du lịch chưa đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch do hạn chế về nguồn vốn đầu tư, trình độ quản lý, quy định về xây dựng. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của du khách, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; lượng khách đến tham quan, trải nghiệm chưa ổn định”, ông Dũng chia sẻ.

Ông Lâm Ngọc Tuấn (Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tuấn Ngọc) cho biết, thời gian qua hợp tác xã đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm thực tế về nông nghiệp. “Mặc dù có lượng du khách nhưng chúng tôi lại gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng khi diện tích phục vụ du lịch chỉ 1.200m2 quá nhỏ để phát triển du lịch nông nghiệp”, ông Ngọc chia sẻ khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết – đại diện Hợp tác xã nông nghiệp thương mại dịch vụ du lịch Thiềng Liềng chia sẻ, ấp đảo Thiềng Liềng với không gian tự nhiên độc đáo và nghề làm muối truyền thống đã thu hút hơn 5.000 lượt du khách chỉ trong năm 2023 thông qua mô hình du lịch cộng đồng. Những ruộng muối, rừng ngập mặn và làng nghề thủ công được đầu tư, “biến” thành điểm đến hấp dẫn, không khói bụi, không tệ nạn và không bến xe. “Du lịch Thiềng Liềng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nhân sự địa phương còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, phương tiện giao thông còn hạn chế, chi phí đi lại cao, cơ sở vật chất chưa đáp ứng để trưng bày và quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương”, bà Tuyết cho hay.

Mong đưc h tr

Theo TS. Ngô Thị Thu Trang (Trưởng khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM), hiện nay, không gian nông thôn có các hoạt động nông nghiệp chủ yếu nằm ở các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. Phát triển du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp cần phải có các không gian khác với không gian đô thị hiện đại, có hoạt động nông nghiệp, có các làng nghề truyền thống, các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Chính phủ có định hướng phát triển du lịch gắn liền với nông thôn mới, sản phẩm OCOP. TP.HCM hiện có nhiều sản phẩm OCOP, gắn liền với nông nghiệp và nông thôn ở các huyện ngoại thành, các không gian có thể kể đến như: Hóc Môn, Bình Chánh hay Củ Chi… là những nơi có thể khai thác, phát triển du lịch theo hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong số các không gian kể trên, Củ Chi cần được ưu tiên phát triển hơn vì Củ Chi là huyện có nhiều sản phẩm OCOP. Tính đến tháng 5-2024, huyện Củ Chi đã có 35 sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. “Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch với không gian rộng lớn sẽ gặp khó khăn. Trước bối cảnh đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, đóng gói phẩm… theo hướng công nghệ cao kết hợp với tổ chức tham quan, trải nghiệm dành cho khách du lịch có thể là hướng đi phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải hướng đến việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn, nông nghiệp và bản đồ sản phẩm OCOP gắn với du lịch TP.HCM để phục vụ khách du lịch”, TS. Trang góp ý.

Du lịch nông nghiệp tạo sinh kế cho nông dân

Ông Phan Văn Kèo (người đang triển khai mô hình du lịch nông thôn tại huyện Hóc Môn) đề xuất, chính quyền thành phố phải có chính sách hướng dẫn Đề án phát triển du lịch riêng cho nông dân 5 huyện ngoại thành thực hiện việc sử dụng đất đai dùng cho du lịch nông nghiệp, trong đó cho phép nông dân được xây dựng công trình phụ trợ bán kiên cố trên đất nông nghiệp (nếu cần thiết bắt nông dân phải cam kết trong việc xây dựng công trình phụ trợ). Bên cạnh đó thành phố phải có chính sách thông thoáng cho những người nông dân làm du lịch nông nghiệp, từ đầu tư, vay vốn, cơ sở hạ tầng giao thông, khuyến khích về thuế để thu hút đầu tư. “Nếu du lịch nông nghiệp phát triển sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống người dân phù hợp với xây dựng nông thôn mới hiện nay”, ông Kèo chia sẻ.

Ông Trương Hùng Cường (Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn) kiến nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và các điểm neo đậu tàu thuyền để hỗ trợ huyện phát triển mạnh hơn du lịch đường thủy.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)