Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người lính già và ký ức Điện Biên Phủ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hơn na thế k trưc, năm 1946, ti đình làng Gia Đ, xã Triu Đ, huyn Triu Phong (tnh Qung Tr), chính quyn xã cùng bà con nhân dân đã long trng làm l tin đưa chàng thanh niên Hoàng Hi Nam gia nhp đi cm t quân Lê Hng Phong đu tiên tnh này. Đng thi vi đó là l truy điu sng vi đy đ nghi thc cho ngưi làm nhim v him nguy. Hơn na thế k sau ln truy điu y, ngưi cu chiến binh già Hoàng Hi Nam như mt pho s sng k cho cháu con nghe vc Đin Biên ly lng!

Bnh k nim ông Hoàng Hi Nam cùng đng đi trong nhng năm tháng kháng chiến

1.Ngôi nhà nhỏ của người lính già Hoàng Hải Nam ở thôn Gia Độ mỗi sớm chiều đều vang tiếng đàn ghi-ta và giọng hát trầm ấm. Ở tuổi 92, ông vẫn giữ tinh thần minh mẫn và nét tinh anh trên đôi mắt. Ông Nam kể, bố của ông là người sớm giác ngộ cách mạng, tham gia biểu tình đòi giảm sưu thuế trước Cách mạng tháng Tám, bị giặc bắt, cầm tù và tra tấn cho đến chết. Cái chết uất ức của người cha 37 tuổi hằn in trong ký ức của cậu bé Nam lúc ấy vừa trong 11 tuổi. Thương cha, Nam nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thời ấy để học tập. Tháng 8-1945, tốt nghiệp sơ học yếu lược (cấp học phổ thông), cũng là thời điểm toàn dân sôi sục chuẩn bị cướp chính quyền, Hoàng Hải Nam hăng hái tham gia cùng dân làng lên thị xã Quảng Trị, cách nhà hơn chục cây số để biểu tình.

Sau Cách mạng tháng Tám, quê ông là xã đầu tiên thành lập chính quyền, mang tên Phong Giạ (nay là Triệu Độ). Ông được cử làm thư ký Ủy ban Hành chính kháng chiến xã. Một thời gian ngắn thì diễn ra sự kiện Tuần lễ vàng bắt đầu từ ngày 4-9-1945 khuyến khích người dân đóng góp ngân sách quốc gia do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Nhà nghèo, không có của thì ông góp công. Ông đăng ký vào đội cảm tử quân Lê Hồng Phong ở Quảng Trị.

Ngày đó, thấy tên ông trong danh sách cảm tử quân, vị chủ tịch xã sau phút giây chần chừ, cất tiếng hỏi: “Cháu không sợ chết hay sao?”. Nam khẳng khái: “Nếu phải chết vì sự sống cho đồng bào thì cháu không sợ”. Một lễ truy điệu sống đã được tổ chức ngay sau hôm ấy. Đó là ngày 10-7-1946!

2.Ông khăn gói lên thị xã Quảng Trị, tham gia huấn luyện nửa năm các môn võ, côn, quyền… để sẵn sàng vào cuộc chiến. Ông cùng đồng đội tổ chức nhiều trận đánh cảm tử từ Khe Sanh, Ái Tử (Quảng Trị) vào Thừa Thiên – Huế. Ông được chỉ huy phân công ngăn chặn chuyến chi viện của đoàn xe chở lính lê dương từ Lào về Việt Nam qua QL9. Ông Nam cùng tiểu đội 6 người quyết định chọn cầu Đầu Mầu – vị trí xung yếu quan trọng trên tuyến đường để đánh bom cảm tử. Sau khi giật bom phát nổ, ba chiếc xe chở lính lê dương bị hất xuống sông, chặt đứt đường tiếp viện của giặc. Hôm ấy ông bị thương nặng ở chân, lần theo đường rừng, mất mấy ngày trời vừa lết vừa bò từ Đầu Mầu về đến Cùa (huyện Cam Lộ), nhờ người dân đưa về bệnh viện dã chiến để trị thương.

 vào tui xưa nay hiếm, ông nói cuc sng bây gi đã quá đ đy hnh phúc. Mi ngày ngoài gi đàn hát, ông li k chuyn Đin Biên cho lp cháu con, hc trò nghe đ yêu hơn và xng đáng hơn vi nhng gì cha ông đã hy sinh, giành li.

Lần đó ông nằm viện 5 tháng. Xuất viện, quân y đề nghị đưa ông về trại thương binh vì chân phải không co duỗi được, phải dùng nạng. Không muốn tàn phế, ông xin đi học nghề. Cấp trên gửi ông học việc ở nhà in sách báo của ông Nguyễn Đức Tư, là nhạc mẫu của Tổng Bí thư Đỗ Mười, ở Nghệ An. Ông học nghề rồi làm nghề hai năm. “May mắn là với công việc ở nhà in, vận động chân tay nhiều nên chân phải của tôi dần co duỗi được bình thường. Năm 1952, tôi xin quay trở lại tham gia quân đội”, ông kể.

Ông được bổ sung vào Đại đội 62, Tiểu đoàn 80, Trung đoàn 36, Đại đoàn Quân tiên phong (Sư 380) hành quân ra Bắc. Ông có mặt ở những trận đánh ác liệt ở chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Trung Du, chiến dịch Tây Bắc, hành quân qua Trung Lào, Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa… Năm 1954, đơn vị ông được điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của ông là dùng bộc phá phá hàng rào, lô cốt để mở đường cho đồng đội tiến vào đánh chiếm các đồn bốt địch. Đây là nhiệm vụ hiểm nguy. “Mỗi trận đánh, đơn vị thường có vài cảm tử quân, mỗi người ôm một quả bộc phá chừng 25-30kg, người trước lao lên giật dây cháy chậm xong thụt lùi 5-7m nằm sấp xuống đất, người sau thấy ánh chớp lóe lên là phải lập tức lao lên. Chậm vài giây là hy sinh, hoặc là bị địch phản kích, nhiều đồng đội không trở về”, ông nhớ lại.

3.Sau khi đánh chiếm đồi Bản Kéo, đơn vị ông được lệnh phối hợp cùng các lực lượng tiếp tục phối hợp đánh đồi A1, cứ điểm trọng yếu của trung tâm chỉ huy của địch. Ông nói, trước khi phải đào hầm hai ba tháng trời, gian khổ lắm. Ông bị gần như ngất khi đánh đến lô cốt thứ hai do sức ép của bom. Sau giây phút đó, lấy hết sức ông giật bộc pháo lao lên đánh tan lô cốt thứ ba, mở đường cho quân ta tiến vào sào huyệt địch. Lần đó ông cùng đồng đội chứng kiến giây phút lịch sử  khi tướng Đờ-Cát bị bắt sống.

Ngày 10-10-1954, ông cùng đồng đội góp mặt trong đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Năm 1961, sau lần kiểm tra sức khỏe không đủ điều kiện để vào Nam chiến đấu, ông được phân công về Trường Đào tạo sĩ quan Pháo binh, Trường Văn hóa quân đội cho đến ngày đất nước hòa bình. Ông bảo, ngày về cả nhà ôm nhau khóc, không ai nghĩ sau lần làm lễ truy điệu ấy, ông có thể trở về.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)