Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người mang nhiếp ảnh Việt ra thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

tui 62, nhiếp nh gia Nguyn Bá Hân vn còn rong rui khp đó đây đ “k chuyn” v cuc sng đi thưng ca ngưi Vit Nam. Nhng “câu chuyn” mà ông k không ch đ tha mãn đam mê, “thp lên ngn la” yêu ngh thut cho thế h tiếp ni mà còn đưa tác phm ca mình, ca các em ra thế gii.

Nhiếnh gia Bá Hân (gia) cùng nhng ngưi bn

22 ln nm trên bàn phu thut

Hiện nhiếp ảnh gia Bá Hân là thành viên của Hội Nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới. Đến nay, ông đã có hơn 40 năm theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh. Mỗi tác phẩm của ông là một lát cắt về cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Vào năm 2016, ông được Hội Nhiếp ảnh Nhật Bản mời sang dự hội thi nhiếp ảnh. Kể từ đó, nhiếp ảnh gia Bá Hân có nhiều cơ hội để giới thiệu tác phẩm của mình đến với bạn bè quốc tế.

Để có được thành công đó, ít ai biết rằng, ông từng đối mặt tuổi thanh xuân vô cùng “dữ dội”. Đến bây giờ khi nhắc lại, ông cứ ngỡ đó chỉ là một giấc mơ. Biến cố cuộc đời xảy ra cách đây 38 năm. Khi ấy, nhiếp ảnh gia Bá Hân 24 tuổi. Như thói quen thường trực, mỗi tối, sau khi đọc vài trang sách ông mới bắt đầu đi ngủ. Thời đó chưa có đèn điện, đèn dầu là “bửu bối” chiếu sáng của nhà nhà. Trong lúc ngủ quên, không biết vì sao đèn bị ngã rồi bốc cháy, đám cháy lan rộng, biến toàn thân ông trở thành một ngọn đuốc. Dù được dập tắt kịp thời nhưng diện mạo của chàng trai đang ở độ tuổi xuân xanh bị hủy hoại hoàn toàn. Gương mặt điển trai bỗng chốc trở thành “quái vật”. Hai đôi tai của ông biến dạng, cái miệng lệch đi. Một số ngón tay cũng bị co rút lại, không còn linh hoạt nữa, trên người chi chít vết sẹo. Nói như bà Nguyễn Thị Mỹ (vợ ông): “Ấn tượng đầu tiên mà chồng tạo nên cho tôi đó là nỗi khiếp sợ”.

Sau tai nạn, ông hoàn toàn suy sụp. Tương lai trở nên mù mịt, tối tăm, mất hết phương hướng. Có lúc ông còn định tự tử. Nhưng nhờ gia đình khuyên nhủ, ông hiểu ra và cố gắng vực dậy, tìm lại chính mình bằng những cuộc chiến đau đớn trên bàn phẫu thuật. “Chính xác là tôi trải qua 22 ca phẫu thuật” – nhiếp ảnh gia Bá Hân nhớ lại. Trời không phụ lòng người, dù không lấy lại được diện mạo như ban đầu nhưng nghị lực của ông đã tăng lên gấp bội. “Cảm ơn cha mẹ đã sinh tôi ra lần thứ 2. Tình thương giúp con người vượt qua tất cả” – ông Bá Hân bày tỏ sự biết ơn.

Đưa nn nhiếp nh Vit ra thế gii

Sau khi bình phục, ông tiếp tục với nghề làm báo. Chiếc máy ảnh của Nhật do một người quen tặng vào năm 17 tuổi đã trở thành cứu cánh cho ông. Chính nó đã góp phần tạo nên một Bá Hân hiện tại.

Từ năm 1973, ông bắt đầu tập trung vào nhiếp ảnh. Năm 2002 là bước ngoặt cho sự nghiệp của nhiếp ảnh gia Bá Hân. Năm đó, ông được tuyển chọn để sang Mỹ du học. Tại đây, ông được đào tạo kỹ thuật chụp ảnh về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Trở về nước, ông tiếp tục phát huy những gì mà mình học được. Vào năm 2006, ông vinh dự nhận được lời mời sang Nhật tham gia hội thi nhiếp ảnh. Các tác phẩm “kể chuyện” về những khoảnh khắc đời thường của người Việt Nam bắt đầu được thế giới biết đến. Những năm sau đó, ông được mời đi giới thiệu tác phẩm của mình ở các quốc gia khác, đồng thời đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế.

Khi được hỏi với đôi bàn tay không lành lặn làm sao ông có thể bắt kịp được những khoảnh khắc đáng nhớ? Nhiếp ảnh gia Bá Hân cười hiền: “Hãy bắt ống kính mình lia theo cuộc đời và hãy lắng nghe trái tim rung lên khi bấm máy. Với tôi, làm nhiếp ảnh không cần phải giỏi mà chỉ cần có trái tim đầy nhiệt huyết và sự kiên nhẫn thì không có gì có thể làm khó mình”.

Câu trả lời ấy khiến tôi vô cùng khâm phục tinh thần và nghị lực của ông. Bởi ông sống không chỉ vì bản thân mà còn là vì gia đình và cả một thế hệ trẻ. Dự án “Vì một thế hệ tương lai cho nền nhiếp ảnh Việt Nam” nhằm hun đúc và phát triển phong trào nhiếp ảnh cho lứa tuổi học sinh, đồng thời xây dựng tình hữu nghị, giao lưu văn hóa nhiếp ảnh giữa các quốc gia được ông bắt tay thực hiện từ năm 2015.

Mỗi năm, ông đứng ra tổ chức một cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc với những chủ đề khác nhau để chọn những học sinh ưu tú đi dự thi quốc tế. “Không cần chụp ảnh đúng kỹ thuật mà chỉ cần các em chụp lại được khoảnh khắc chứ không phải tạo nên khoảnh khắc để chụp” – nhiếp ảnh gia Bá Hân cho biết.

Nếu ở 4 cuộc thi trước, nhiếp ảnh gia Bá Hân chọn chủ đề Thăng Long, Sài Gòn, TP.Huế, Nha Trang thì năm nay ông lại chọn Hội An. Cây đại thụ của làng nhiếp ảnh sau năm 1975 bộc bạch: “Để đặt tên cho chủ đề cuộc thi là một điều không hề đơn giản. Cái tên phải nói lên được ý nghĩa. Năm 2019, chúng tôi chọn Hội An nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới”.

Nhiếnh gia Bá Hân

Khi đưc hi vi đôi bàn tay không lành ln làm sao ông có th bt kp đưc nhng khonh khc đáng nh? Nhiếnh gia Bá Hân cưi hin: “Hãy bng kính mình lia theo cuc đi và hãy lng nghe trái tim rung lên khi bm máy. Vi tôi, làm nhiếnh không cn phi gii mà ch cn có trái tim đy nhit huyết và s kiên nhn thì không có gì có th làm khó mình”.

Nói về điểm dừng của dự án, người “thắp” tình yêu nhiếp ảnh cho học sinh khẳng định khi nào ông còn sức là còn tiếp tục. “Trong tương lai, tôi mong muốn được thực hiện ở khắp các tỉnh, thành còn lại để các em học sinh có cơ hội phát triển bản thân” – ông Bá Hân tâm huyết.

Hết mình vì dự án, có lúc nhiếp ảnh gia Bá Hân phải phơi mình dưới cái nắng gay gắt để cùng các em học sinh thực hành, thao tác trên máy ảnh. Ông say sưa truyền cảm hứng về nhiếp ảnh cho những bạn trẻ để họ cảm nhận được rằng lòng yêu thương, sự tử tế sẽ đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con người.

Chính tình yêu thương, hết lòng vì người khác mà ông luôn được anh em, bạn bè, đồng nghiệp kính trọng. Ông Phạm Tú Anh (anh họ của ông) nhận xét: “Ngoài tinh thần và nghị lực, Bá Hân còn rất trọng tình, trọng nghĩa”.

Dù chỉ quen biết nhau trong giới nhiếp ảnh nhưng nhà báo Na Sơn cũng bị nhiếp ảnh gia Bá Hân thuyết phục để đồng hành cùng dự án: “Tôi rất bận rộn nhưng vì quý tấm lòng của anh Bá Hân, hết mực vì trẻ em nên tôi quyết định hỗ trợ anh huấn luyện cho các em. Đến nay, tôi đã cùng anh đi qua 4 cuộc thi”.

Cũng vì tấm lòng đó mà 32 năm về trước, vợ ông, người phát hoảng khi gặp ông lần đầu tiên, bà Nguyễn Thị Mỹ đã chuyển từ sợ hãi sang cảm mến, yêu rồi ưng luôn. Nhớ lại cuộc gặp gỡ ban đầu, bà Mỹ kể: “Lúc đó, anh Bá Hân thuê nhà gần nhà tôi để điều trị. Lần đầu tiên gặp anh, tôi sợ, bỏ chạy. Dần dần rồi quen, tiếp xúc và trò chuyện. Thấy anh thiệt thà, hay giúp đỡ người khác, tôi bị xiêu lòng, yêu luôn đến giờ”.

Mối nhân duyên giữa một cô gái đẹp và “quái vật” y như trong phim, khiến người đời khó tin nhưng đó là sự thật. Đến bây giờ đã có hai mặt con nhưng hai người vẫn còn rất mặn nồng, say đắm. Bởi ở họ ngoài tình yêu còn có sự cảm thông và thấu hiểu.

Bài, nh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)