Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người mẹ của những học sinh thiểu năng trí tuệ

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Cô Tuyết Hồng trong một giờ dạyCó một người phụ nữ đã hết lòng chăm lo cho những đứa trẻ bị bệnh thiểu năng trí tuệ và  luôn cầu mong cho những đứa trẻ ấy khôn lớn nên người để bớt đi gánh nặng trên đôi vai những đấng sinh thành. Người phụ nữ ấy chính là cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hồng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM. Bao năm qua, học sinh ở ngôi trường này đã thân mật gọi cô bằng cái tên trìu mến: mẹ Hồng.

Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, người mẹ ấy đã trăn trở với nỗi niềm là “không có trẻ không học được, chỉ có môi trường và phương pháp giáo dục chưa phù hợp”. Với kiến thức được học về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đồng thời được sự động viên khích lệ từ Ban giám hiệu nhà trường, cô đã tìm tòi đúc kết những kinh nghiệm để dạy học sinh “chậm phát triển trí tuệ”. Trước kia những em mắc bệnh này thường được đưa vào những trường đặc biệt, bị tách riêng, không hòa nhập được cuộc sống bình thường, và lĩnh hội rất  ít các kỹ năng của xã hội. Từ đó đã vô tình đưa nhiều trẻ vào cách sống thụ động, khép kín, đánh mất tính năng động tự có của tuổi thơ. Do nhu cầu thực tế nhiệm vụ giáo dục hòa nhập là một xu hướng tất yếu của thời đại, xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm, cô đã mày mò nghiên cứu  tìm ra giải pháp đưa những em học sinh thiểu năng trí tuệ hòa nhập cộng đồng. Lúc đầu cô cũng gặp không ít khó khăn, dần dần cô đã từng bước khắc phục bằng cách làm rất khoa học là xác định những đặc điểm chung của các em về chậm phát triển trí tuệ: đặc điểm về tri giác, về tư duy, về trí nhớ, về sự chú ý và đặc điểm về hành vi. Rồi tiếp tục xác định nhu cầu về học tập của các em và khả năng tiếp thu… từ đó để có những giải pháp khắc phục từng mặt còn hạn chế. Cô bắt đầu bổ sung những khiếm khuyết về đọc để các em có thể ghi nhớ, khi các em đã được bổ sung những hạn chế cô bắt đầu dạy về viết và toán học.

Không những dạy cho các em học mà cô dạy các em trở thành công dân nhỏ có ý thức, trở thành con ngoan trò giỏi. Cô còn chăm sóc học sinh từng miếng ăn giấc ngủ, gần gũi bày tỏ giúp các em học ngoan, vui chơi tốt… Cô đã mang lại một sức sống cho những học trò của mình, đặc biệt là những em thiểu năng trí tuệ, tiến bộ vượt bậc. Và cô đã trở thành người mẹ thứ hai của những học sinh kém may mắn.

Xuân Hồng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)