Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người mẹ của trẻ vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hơn 22 năm gn bó vi tr vùng cao, nhng bưc chân ca cô như nhng “con du” đóng xung khp xóm thôn vùng cao t xã min núi Vĩnh Hà cho đến Vĩnh Ô. Vi cô, hnh phúc ca ngưi giáo viên là đưa đưc tr đến trưng, chăm lo, bù đp cho các em vơi đi thit thòi so vi bn bè đng trang la nơi đng bng, ph th. Cô là Trn Th Hng Thm, Hiu trưng Trưng Mm non Vĩnh Ô (huyn Vĩnh Linh, Qung Tr).

1.Vĩnh Ô nằm về phía Tây huyện Vĩnh Linh. 8 bản làng vẫn còn nhiều nơi nối nhau bằng vệt mòn giữa bãi cỏ hoang. Đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu. Mỗi tuần học mới, cô Trần Thị Hồng Thắm vẫn động viên giáo viên của mình nỗ lực vận động bà con đưa trẻ đến trường. Trường hợp nào khó quá, đích thân cô cùng đồng nghiệp và chính quyền thôn, bản đến tận nhà giải thích cho phụ huynh về lợi ích của việc đưa trẻ đến trường. Có những bản làng xa ngút mắt, như bản 8 ở tít tận rừng sâu, tháng nào cô cũng dành thời gian đến tận điểm trường này để kiểm tra công tác dạy học, hỗ trợ, bổ sung kịp thời cho đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như động viên tinh thần bám bản dạy học. 22 năm tròn với cô Thắm đã trôi qua như thế!

Cô Thắm sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Vĩnh Hà nắng gió. Ước mơ trở thành cô giáo mầm non là niềm đam mê trong cuộc đời cô. Tháng 8-1996 cô theo học lớp sơ cấp mầm non. Hoàn thành chương trình, cô nhận dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi tại Vĩnh Hà. Để nâng cao nghiệp vụ, năm 2000 cô tiếp tục theo học lớp trung cấp sư phạm mầm non. Năm 2003 cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Hà. Cô Thắm kể, Vĩnh Hà những năm đó chỉ có hai nhóm lớp, tổng số 30 học sinh. Giáo viên thiếu, cháu đến trường không đều. Phụ huynh là đồng bào Vân Kiều chưa ý thức được việc học hành của con em. Để trẻ đến trường, cô một mình băng rừng lội suối, gõ cửa từng nhà. Có khi chưa kịp chào, chủ nhà xẳng giọng: “Cô bảo cháu đến trường nhưng học có no cái bụng không?”. Cô về, hôm sau lại trở lại. Nhiều lần như thế để thuyết phục phụ huynh khó tính nhất. “Ngày ấy, hầu như ngày nào cô cũng đi gọi cháu. Em đầu thôn, em cuối bản, cứ gọi hết trò đến trường, chiều lại thêm một vòng đi trả cháu như vậy. Có khi để cháu đến lớp, cô còn dành lương ra mua quà để dỗ cháu”, cô Thắm bộc bạch.

2.Cô bảo, năm 2003, cô lập gia đình với một đồng nghiệp. Công việc gặp muôn vàn trở ngại do địa bàn miền núi còn nhiều thiếu thốn nhưng bên cô luôn có người bạn đời động viên, hỗ trợ. Điều đáng buồn, không lâu sau đó chồng cô mất vì tai nạn giao thông trong một lần được điều động đi chấm thi. “Con gái tôi khi đó vừa 3 tháng tuổi. Chới với và đau khổ. Nhưng rồi vì con, vì trò, mình gượng dậy”, cô trải lòng. Xác định nghề giáo phải luôn làm mới kiến thức, tư duy sáng tạo nên cô tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hè đến, cô gửi hai con nhỏ cho bố mẹ, theo lớp đại học từ xa tại Đại học Huế.

Vừa học cô vừa tìm tòi những giải pháp hay, những cách khắc phục khó khăn đưa chất lượng giáo dục của trường đi lên. Vĩnh Hà dưới sự lèo lái của cô, từ một trường có hai phòng học trở thành một ngôi trường khang trang đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho 8 lớp học với gần 200 em học sinh.

Là một cán bộ quản lý cô luôn nhiệt tình đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trường, ngành phát động. Nhắc nhở, động viên các giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Nhiệt huyết của cô đã  được ghi nhận bằng những kết quả đáng khích lệ, nhiều năm liền cô đạt danh hiệu đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng ủy xã Vĩnh Hà tặng giấy khen có nhiều thành tích trong cuộc vận động học tập và làm tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2016.     

3.Tháng 9-2017, cô được điều động luân chuyển làm Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Vĩnh Ô. Trường cách nhà cô 20km. Cô lại gạt qua một bên mọi khó khăn, ngày hai lượt đi về để hoàn thành nhiệm vụ và chăm lo con cái. Vĩnh Ô có 100% học sinh là con em dân tộc Vân Kiều. Lớp học thiếu thốn tạm bợ, thiếu nhà công vụ, trang thiết bị dạy học, điểm trường lẻ cách trung tâm cả chục cây số… Nhiều đêm cô vắt tay lên trán nghĩ cách để vận động trẻ đến trường, bổ sung CSVC… Vĩnh Ô có 8 bản với 4 điểm trường, 138 học sinh. Nhiều bữa đi đến bản 8, cô phải cuốc bộ hàng chục cây. Tuần nào cô cũng đến các điểm trường để động viên tinh thần đồng nghiệp, vận động phụ huynh”. Hơn 1 năm ở Vĩnh Ô, với sự tham mưu của cô, trường được đầu tư xây thêm 4 phòng học mới, tu sửa 2 phòng học cũ, nâng cấp sân chơi, tường rào, xây dựng 3 phòng công vụ cho giáo viên, hỗ trợ CSVC, đồ dùng dạy học cho các cháu ở các điểm trường lẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ  vào trường đạt 53%, tỷ lệ mẫu giáo đạt 100%…

22 năm ở lại với núi rừng, cô vẫn luôn nghĩ cho trò và đồng nghiệp. Cô bảo, trăn trở lớn nhất của cô là hiện một số điểm trường khu vực lẻ còn khá khó khăn. Có nhiều điểm chưa có bếp bán trú. Mỗi đầu năm học nhà trường lại vận động phụ huynh lên rừng chặt tre nứa về dựng tạm. Nhà vệ sinh, nhà công vụ cho giáo viên ở các điểm này vẫn chưa có. Giáo viên điểm lẻ còn nhiều thiệt thòi, sáng thứ hai cõng cơm gạo đến trường, chiều thứ sáu lại tất bật trở về chăm lo cho gia đình, có giáo viên nhà cách trường vài chục cây số đường rừng. Giá có một chút hỗ trợ thêm cho họ yên tâm công tác.

Bìa, nh: Phan Vĩnh Yên

Cô Thm cùng các tr vùng cao

Hơn 22 năm bám bn, t giáo viên cho đến cán b qun lý, cô Trn Th Hng Thm mt lòng vì tr vùng cao

“Ngày y, hu như ngày nào cô cũng đi gi cháu. Em đu thôn, em cui bn, c gi hết trò đến trưng, chiu li thêm mt vòng đi tr cháu như vy. Có khi đ cháu đến lp, cô còn dành lương ra mua quà đ d cháu”, cô Thm bc bch.

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)