Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người mẹ Tây mang trái tim Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Yêu thích phong cnh x Vit, thương nhng mnh đi nghèo khó, nhiu năm qua, bà Carin Holroyd – Ch tch Hi H tr Giáo dc Vit Nam – Canada (VES) đã lng l đt nhng du chân mình đi khp vùng cao Qung Tr, kho sát h tr xây dng trưng hc và ba ăn bán trú cho tr mm non đc bit khó khăn.


Nhng ln tr li thăm tr vùng cao Qung Tr ca bà Carin

Không chung quốc tịch, màu da, nhưng với nhiều đứa trẻ nghèo nơi đây, cô chính là người mẹ Tây mang trái tim Việt.

m lòng tr vùng cao

Điểm trường Mầm non thôn Tà Rùng, xã Húc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) cách trung tâm xã tầm 7km. Hơn 5 năm về trước, hàng chục trẻ mầm non con em đồng bào Vân Kiều ở thôn phải học trong căn phòng mượn tạm của trường tiểu học, thiếu cơ sở vật chất, không có nhà bếp phục vụ bán trú. Trẻ đến trường mỗi ngày thường mang theo cơm vắt trộn muối.

Cô Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị nhớ lại, thời điểm ấy nhiều điểm trường lẻ ở miền núi cùng khó khăn chung, trường lớp tạm bợ, bữa ăn thiếu thốn luôn khiến người làm công tác khuyến học trăn trở. Rồi thông qua cầu nối với Hội Hỗ Trợ Giáo dục Việt Nam (VES), năm 2017 điểm trường thôn Tà Rùng được khảo sát xây dựng với 2 phòng học và bếp ăn bán trú. “Hôm khánh thành, cô Carin Holroyd nhìn những đứa trẻ vùng cao phong phanh trong manh áo mỏng, tay cầm vắt cơm đựng trong ống tre và bao nilon, cô khóc. Quyết định hỗ trợ bữa ăn bán trú cho trẻ đã được cô xem xét và hỗ trợ ngay sau đó”.

Hôm trở lại thăm Tà Rùng trước thềm xuân năm mới, cô Nguyễn Thị Hà – Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc chia sẻ: “Húc là xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Các cháu học sinh gần 100% là con em đồng bào Vân Kiều. Đời sống kinh tế của bà con còn nhiều thiếu thốn. Năm học 2021-2022, điểm trường Tà Rùng có 70 trẻ. Nhờ sự hỗ trợ xây trường, bếp ăn và bữa ăn bán trú nên thời gian qua, tỷ lệ học sinh ra lớp ở Tà Rùng luôn đạt cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được hạn chế tối đa”.


Vòng tay thân thiết và n cưi hnh phúc ca bà Carin và cô Hng Vân khi ni nhp cu giúp tr khó khăn

Trong câu chuyện về sự sẻ chia cùng đồng bào vùng cao, cô Đỗ Thị Diễm Ngọc – Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Tầng kể, trước đây điểm trường thôn Vầng (xã Ba Tầng) là một trong những điểm khó khăn. Cơ sở vật chất cũ kỹ và thiếu thốn. Thôn cách trung tâm xã đến 13km đường rừng. Trẻ cả thôn tập trung học tập, vui chơi tại một phòng học được Tổ chức Plan tài trợ xây dựng ngay trong khuôn viên trường tiểu học. Qua thời gian, mưa rừng, gió núi, phòng học xuống cấp trầm trọng. Ngày đó trẻ đến trường mang theo cơm học bán trú dân nuôi. Bữa cơm nhà nghèo xóm núi thiếu dinh dưỡng. Năm 2016, điểm trường này được chuyển sang bán trú tại chỗ, nhưng suất ăn được các cấp dưỡng nấu từ một điểm trường khác có đầy đủ vật chất hơn rồi chở tới mỗi ngày. “Năm 2019, điểm trường Vầng được VES hỗ trợ xây dựng với 2 phòng học và 1 phòng bếp rất khang trang. Các cháu đến trường được hỗ trợ ăn bán trú. Giáo viên từ đó đỡ vất vả trong khâu đi gọi trẻ đến trường, phụ huynh cũng bớt đi gánh nặng chi phí, tỷ lệ trẻ đến trường cao và đều đặn”, cô Diễm Ngọc nói.

“Tôi yêu Vit Nam như chính quê hương ca mình. B đây không ch có nhng đa tr nghèo mà còn có đa con nuôi ca tôi. Quê hương ca con cũng là quê hương ca tôi”, bà Carin nói.

Trước khi đến Quảng Trị, bà Carin Holroyd và VES đã thực hiện các dự án giáo dục, mang lại cơ hội cải thiện giáo dục cho trẻ em ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa của Việt Nam từ năm 2006. Tài trợ xây dựng một số trường học ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang ở miền Bắc và các nơi khác ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. “Ngày đến Việt Nam, tôi luôn nghĩ mình phải đến những nơi nào khó và khổ nhất để sự chia sẻ của mình có ý nghĩa thật nhiều”, bà Carin nói.

Năm 2016, thông qua cầu nối từ anh Hoàng Ngọc Tùng – Giám đốc SEEDS đã làm nhịp cầu nối đưa bà Carin đến với Quảng Trị.

Tròn 5 năm kể từ cơ duyên đầu tiên với trẻ miền núi Quảng Trị, bà Carin Holroyd đã trở lại với miền đất lửa này tới 6 lần. Bà đã dành khá nhiều thời gian ở huyện Hướng Hóa, nơi VES đã xây dựng 3 trường mầm non, hỗ trợ bữa ăn bán trú lâu dài cho trẻ và có kế hoạch xây thêm trong thời gian ngắn sắp tới.

Yêu Vit Nam như chính quê hương mình

Cô Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị kể: “Tôi không thấy ở bà Carin sự khác biệt nào dù chúng tôi mang hai quốc tịch khác nhau. Từ chuyện trò, ẩm thực cho đến tình yêu dành cho những đứa trẻ khó nghèo… tất cả đều thân thương và tự nhiên”. Còn nhớ nhiều chuyến xe ngược núi, cô Vân tập cho bà Carin những bài hát tiếng Việt. Bên trong chiếc xe dằn xóc vì đường sá ghập ghềnh, giọng hát tiếng Việt lơ lớ vẫn vang lên, sau đó là những chuỗi cười giòn tan.


Bà Carin Holroyd – Ch tch VES trong tà áo dài Vit Nam ti l khi công xây trưng vùng cao Qung Tr

Yêu Việt Nam và rất thích nói tiếng Việt. Mỗi lần khánh thành một ngôi trường mầm non vừa xây dựng xong, bà Carin thường tập phát biểu bằng tiếng Việt. Nhiều bữa, quỹ thời gian rất ít, ngồi ngay trên xe đến điểm khánh thành hoặc tranh thủ vài phút trước giờ tổ chức buổi lễ, dù rất mệt, bà Carin vẫn nhờ anh Tùng phiên âm giúp từng từ tiếng Việt.

Lần trở lại Quảng Trị 2 năm trước, biết bà Carin thích áo dài nên cô Vân đã chuẩn bị chu đáo trước ngày gặp mặt. Rồi “sự cố” áo chật khiến bà Carin bật khóc ngon lành ngay đêm trước diễn ra lễ khánh thành một điểm trường vùng cao ở huyện Hướng Hóa. “Tôi rất thích chiếc áo dài Việt. Được mặc chiếc áo dài tôi cảm thấy tự hào hơn về mảnh đất và những con người Việt mà tôi yêu mến”.

Mùa xuân trong những ngôi trường vùng cao Quảng Trị do bà Carin hỗ trợ xây dựng, tiếng ca hát vẫn vang lên tươi vui. Cách xa về địa lý và dịch bệnh ngăn trở, bà Carin và những đứa trẻ vùng cao Quảng Trị gửi cho nhau thông điệp chúc mừng năm mới trực tuyến. 5 năm “bén duyên” với miền đất lửa, bà Carin đã mang đến cho trẻ vùng cao 3 điểm trường khang trang, hàng ngàn suất ăn bán trú giúp phụ huynh đỡ gánh nặng kinh tế và cho con trẻ phát triển thể trạng tốt.

Phan Nht L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)