Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người “nắm giữ” hơn 50 giải thưởng báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

Lc tìm trong s nhng biu trưng, bng chng nhn các gii thưng báo chí ca chng – nhà báo Phm Hoài Nam (Báo SGGP) đã nhn đưc trong hơn 30 năm làm báo, ch Nguyn Th T Loan nhm tính: “Gia tài ca ông chng tôi ti nay là hơn 50 gii ln nh, gi phi sp xếp li theo th t ca tng năm, ch treo gác khp nhà, ti đt lên ti lu 3 như thế này ln xn quá…”.

Nhận giải B Giải Búa liềm vàng tối 3-2-2018 tại Hà Nội khi vừa kết thúc 6 lần vô hóa chất, hôm sau 4-2-2018 nhà báo Phạm Hoài Nam (thứ ba từ trái vào) bay về TP.HCM tiếp tục xạ thêm 6 lần nữa cho hoàn tất 33 lần xạ, 6 lần vô hóa chất 

Hơn 30 năm gi ngn la ngh

Cầm trên tay bằng chứng nhận được đóng khung với nét chữ đã mờ ghi nhận tác phẩm “Phát hiện một vụ sang nhượng trái phép hàng chục ngàn mét vuông đất”, đoạt giải ba, Giải báo chí TP.HCM lần thứ 22, năm 2003, chị Tố Loan khoe với chúng tôi: “Đây là giải thưởng báo chí đầu tiên ông xã tôi nhận được cách nay hơn 20 năm. Giải thưởng khởi đầu này là thể loại phóng sự điều tra, thế mạnh của ổng, đã vạch định cho hướng đi chọn mảng phóng sự điều tra để dấn thân vào nghề, trọng tâm là công tác phòng, chống tham nhũng. Nhiều khi mấy mẹ con ở nhà cũng lo lắm, đi viết gì mà toàn chọn những vụ việc phải vào những nơi nguy hiểm, phức tạp như: bạo loạn ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2004, nạn phá rừng ở Đắk Lắk, thất thoát tài sản trong vụ án Epco – Minh Phụng, gian dối trong chính sách đền bù, giải tỏa đất thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, rồi vụ án Đại lộ Đông Tây, Sonadezi xả thải ra môi trường… Chiếm đến gần một nửa trong số hơn 50 giải thưởng báo chí mà ổng nhận được là đề tài gai góc, phức tạp”.

Năm 2013, thời điểm cả nước sôi nổi thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều mô hình, công trình, việc làm ý nghĩa của hàng ngàn cá nhân, đơn vị, tổ chức. Nhận thấy đây là đề tài mới, chưa được báo chí đề cập đến, và có thể tìm chọn những mô hình, những câu chuyện từ thực tế có sức lan tỏa tại nhiều địa phương trong cả nước, nhà báo Hoài Nam lập đề cương đề xuất Ban Biên tập Báo SGGP thực hiện. Chưa đầy nửa tháng sau, loạt bài 4 kỳ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – những cách làm hay” được hoàn thành, phản ánh với những mô hình, cách làm hay của các địa phương ở TP.HCM, Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ và Đồng Tháp. Loạt bài liên tiếp đoạt được giải B Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” Ban Tuyên giáo Trung ương và giải A, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.

Nhà báo Phạm Hoài Nam trao tặng “Tủ thuốc biên cương” tại Nghệ An

Tiếp tục ở đề tài học tập và làm theo Bác, giữa tháng 10-2017, khi được Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM chẩn đoán bị K vòm giai đoạn gần cuối, trước khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nhà báo Hoài Nam kịp hoàn thành loạt 4 bài: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Những việc làm thiết thực”, đăng trên Báo SGGP, số ra từ ngày 24 đến 27-10, kịp thời hạn gửi dự thi Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng – Giải Búa liềm vàng lần thứ II, năm 2017. Vào thời điểm giữa tháng 1-2018, khi liệu trình điều trị K vòm đã đi được nửa đường, sức khỏe gần như “sức tàn, lực kiệt”, thì nhà báo Hoài Nam nhận được thông báo từ Ban Tổ chức Trung ương, tác phẩm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Những việc làm thiết thực” đoạt được giải B Giải Búa liềm vàng và giải A, Ban Tuyên giáo Trung ương. “Lúc đó tôi như bừng tỉnh, giàn giụa nước mắt vì hạnh phúc giữa những cơn đau hành hạ. “Sống rồi!”, tôi vui mừng la to trong căn phòng nhỏ nhà mình. Chiều mùng 2-2-2018, khi vừa kết thúc đợt vô hóa chất thứ 6 và cũng là lần cuối trong liệu trình, tôi cùng vợ bay ra Hà Nội, để tối 3-2 có mặt tại Nhà hát Lớn Hà Nội bước lên bục danh dự nhận giải B, giải thưởng lần thứ hai của giải báo chí danh giá này (trước đó, năm 2017 nhận được giải C, Giải Búa liềm vàng lần thứ nhất). Ngày hôm sau, 4-2 tôi bay về TP.HCM, tiếp tục thêm 6 lần xạ trị, hoàn thành liệu trình 6 lần vô hóa chất, 33 lần xạ trị trong 6 tuần lễ. Với tôi, Giải Búa liềm vàng là “cứu cánh” giữ ngọn lửa đam mê của mình với nghề báo, để tiếp tục cho tôi có thêm được nhiều giải báo chí nữa, trong đó có 4 lần Giải Búa liềm vàng gọi đến tên mình, gồm: 1 giải C, 1 giải khuyến khích và 2 lần vào chung khảo”, nhà báo Hoài Nam nhớ lại.

Gi trn li ha vi ngh báo

Nhà báo Phạm Hoài Nam nhiều lần tâm sự với chúng tôi: “Nghề báo đã đưa tôi đi, được nghe, được thấy, được rung cảm. Mỗi lần rời đi, tôi đều mang theo lời hứa sẽ quay lại, không phải để viết báo, mà để chia sẻ…”. Sau lần vượt qua cơn bạo bệnh, nhà báo Hoài Nam trở lại với những đề tài mà mình tâm đắc với tâm nguyện “Mong có sức khỏe để đi và viết, để chia sẻ, giúp thêm được nhiều người khó ở khắp nơi, trong đó có Trường Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc…”, ông nói. Từ phần thưởng của các giải thưởng báo chí, nhà báo Hoài Nam dành hết cho các chương trình “Tủ thuốc biên cương”, những tấm áo ấm, áo mới, những bữa cơm ngon cho đồng bào tại các bản làng Trường Sơn, Tây Nguyên; “Phiên chợ 0 đồng”, “Nồi cháo yêu thương”, “Bữa cơm ngon ngày Tết” đến người khó, tật nguyền, đau bệnh ở khắp mọi nơi và cả 4 công trình Bia phương danh 64 anh hùng, liệt sĩ Gạc Ma đặt tại các ngôi chùa ở Trường Sa…

Nhà báo Phạm Hoài Nam trong lần tác nghiệp tại Tây Bắc

Cuối năm 2022, trong một lần đi khám bệnh định kỳ, nhà báo Hoài Nam bàng hoàng khi đọc kết quả các xét nghiệm với chỉ định của bác sĩ “Mổ hở van tim 2 lá”. Hơn 4 tháng trì hoãn lên bàn mổ, nhà báo Hoài Nam đã kịp hoàn thành 4 loạt bài về đề tài Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch gửi dự thi các giải báo chí. Trong số các giải thưởng đoạt được sau đó, có loạt bài 4 kỳ “Đẩy mạnh nhận diện, đấu tranh với những âm mưu chống phá, thế lực thù địch” đoạt giải tác phẩm xuất sắc về đấu tranh chống diễn biến hòa bình, Giải Búa liềm vàng năm 2022 và loạt bài 4 kỳ “Trục lợi từ tội phạm chống phá Nhà nước” đoạt giải C, Giải Báo chí quốc gia năm 2023”. Trong đó, toàn bộ số tiền 70 triệu đồng của Giải Búa liềm vàng được nhà báo Hoài Nam dành xây căn nhà nhân ái tặng 4 anh em mồ côi tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Ngày khánh thành chỉ sau hơn 1 tuần nhà báo Hoài Nam bước xuống bàn mổ ở Viện Tim TP.HCM, cùng vợ bay lên Gia Lai dự lễ trao tặng căn nhà trong niềm xúc động, hạnh phúc của người cho, người nhận và những người chứng kiến.

Ở tuổi 63, khi đã nhận sổ hưu từ 2 năm trước, nhà báo Hoài Nam vẫn đi và viết ở các mảng đề tài gai góc phục vụ công tác tuyên truyền ở Báo SGGP và nhiều tờ báo, tạp chí trong cả nước. Ông vẫn miệt mài tìm chọn những vấn đề mới, chưa được đề cập đến bao giờ và viết với mong muốn có thêm những giải thưởng báo chí, để có thêm nhiều những phần quà trao đến người khó ở khắp nơi.

Phương Nam

Bình luận (0)