Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người nặng nợ với chó, mèo “vô gia cư”

Tạp Chí Giáo Dục

Vi lòng yêu thương đng vt, ch Nguyn Th Ngc (45 tui) đã b ngoài tai mi li gièm pha đ hng ngày chăm sóc, cưu mang chó, mèo hoang. Đến nay, căn nhà nh ca ch có 80 con chó, mèo, trong đó có nhng con b tt, mc bnh.


Ch Ngc nâng niu “bé mèo” b lit

Nguyn “phng dưng” chó, mèo bt hnh

Nghe danh chị Ngọc, tôi tìm về ấp 6 (xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để được gặp người được cho là “cô tiên” của đàn chó, mèo bị bỏ rơi, thương tật. Đường vào căn nhà của chị Ngọc khá xa, phải xuôi theo con đường nhỏ quanh co rồi băng qua nhiều cánh đồng mới đến nơi. Căn nhà thấp trũng, được dựng tạm bợ bằng tôn giữa cánh đồng lúa mênh mông. Vậy mà hơn 5 năm nay, chị Ngọc đã ăn, ngủ ở đây ngày ngày tắm rửa, chăm sóc chó, mèo như người thân ruột thịt. Chị Ngọc thương yêu các con vật đến độ gọi chúng là con, xưng mẹ.

Vừa cho đàn chó, mèo ăn cử chiều, chị Ngọc vừa kể, cách đây khoảng 6 năm, chị làm việc cho một trung tâm thẩm mỹ trong Công viên Tân Phước (Q.Tân Bình), ban ngày làm việc bình thường nhưng tầm 20 giờ tối là chị lại mang thức ăn ra cho chó, mèo hoang ăn. Một ngày cũng như mọi ngày, trong lúc chị mang thức ăn ra thì thấy một con mèo bị tật rất tội nghiệp, sau khi cho ăn, tiếng kêu khắc khoải của con mèo đã khiến chị động lòng trắc ẩn rồi ôm con mèo về nuôi như đứa con mà mình đứt ruột sinh ra cho đến bây giờ.

Mấy ngày đầu mang chó, mèo về nhà, gia đình chị Ngọc không cho vì không thích mùi hôi của chúng, thấy vậy, chị Ngọc mới đi kiếm nhà trọ để nuôi. Tuy nhiên, việc này cũng khiến chị gặp nhiều trở ngại khi bị nhiều người gây khó dễ, sau khi chuyển trọ gần chục lần thì may mắn được một mạnh thường quân giúp đỡ hỗ trợ tiền mua đất, cất nhà ở Bình Chánh, thế là nơi đây trở thành nơi nương thân của những con chó, mèo “vô gia cư”.


Ch Ngc vut ve nhng “bé chó” b lit

Chó, mèo được chị Ngọc mang về chăm sóc đủ loại thương tật: Có con bại liệt chỉ nằm một chỗ không biết sống được bao lâu. Con thì bị xe cán gãy một chân. Con thì bị ký sinh trùng lông lá trơ trọi. Con thì mù. Con thì ghẻ chốc đầy mình… Những con vật được chị Ngọc mang về, mỗi con mỗi hoàn cảnh. Dù không biết chúng còn sống được bao lâu nhưng hễ con nào đến với chị đều được chăm sóc một cách chu đáo, cho ở trong chuồng trại sạch sẽ, tối ngủ lót khăn ấm thơm mùi nước xả, ăn thức ăn tươi sống do chị tự nấu, đồ hộp công nghiệp được đặt mua… “Chó, mèo cũng như con người, có con được chủ cưng chiều, sướng như “tiên” nhưng cũng có con phải đi lang thang, bị thiệt thòi. Vì vậy, mình phải yêu thương “các con” để chúng biết rằng trên cuộc đời này vẫn còn người đối xử tốt với mình, thương yêu mình” – chị Ngọc tâm sự.

Hin, s lưng chó, mèo  nhà ch Ngc đã hơn 80 con. Mi đây, trong chương trình ký s “Bưc chân ca Ngc”, din viên Dip Bo Ngc và Kha Ly đã tìm đến nhà ch Ngc đ quay hình và bày t s ngưng m vi ngưi ph n này.

Mỗi con chó, mèo được chị Ngọc đặt cho một cái tên rất đáng yêu: “bé Bình Điền”, “bé Bình Hưng Hòa”, bé “Đồng Nai… Nhặt được các “con” ở đâu chị lại lấy địa điểm đó đặt tên cho “con” mình. Có những lúc chó, mèo quá nhiều, căn nhà chật ních nhưng hễ hay tin chó, mèo hoang bất hạnh ở đâu là chị Ngọc lại tất tả lên đường “giải cứu”. Chị Ngọc nhớ lại: “Có lần đang ngủ khoảng 12 giờ, 1 giờ khuya thì có người điện báo có con chó bị xe đụng. Đi đến nơi thấy con chó mà tội nghiệp, con chó nằm thoi thóp thở hơi lên, mang về nhà không được bao lâu thì chết, nhìn xót xa vô cùng”. Cũng có lần trong lúc đang ngủ thì chị Ngọc nhận được điện thoại “hăm dọa” của một người đàn ông: “Cô nuôi chó, mèo phải không? Tôi có con chó nếu cô không đến mang về tôi vứt ra đường…”. Không chần chừ, chị Ngọc lại xông pha lên đường “giải cứu” thêm một “em chó” vì vậy mà số lượng chó, mèo ở nhà chị Ngọc cứ tiếp tục tăng, đến nay đã hơn 80 con.

Không ngi khó khăn

Với chị Ngọc, nuôi chó, mèo không chỉ là một cái duyên mà là phải thật sự yêu thương và không ghê sợ thì mới có thể gắn bó và xem chúng như “con” mình. Để chăm sóc cho chó, mèo, mỗi ngày chị Ngọc phải dậy từ lúc 5 giờ sáng dọn dẹp vệ sinh, tắm rửa và cho chó, mèo ăn. Khi mọi việc xong xuôi chị chuyển sang giặt giũ, quét dọn nhà cửa. Đến trưa, sau khi dùng cơm xong chị lấy chiếc xe máy chạy xe ôm để kiếm thu nhập. Vất vả là thế nhưng với tình yêu thương mà chị Ngọc dành cho những đứa “con” của mình thì tất cả đều trở nên có ý nghĩa.

Thấy chị Ngọc suốt ngày lo cho chó, mèo, nhiều người cũng ghê sợ, không dám lại gần, có người còn bảo chị rảnh quá nên làm vậy nhưng chị không buồn vì với chị duyên đưa mình đến với “các con” thì mình phải trân trọng điều đó. 

Thấy các “con” đi lại khó khăn, chị Ngọc mày mò tìm hiểu cách để giúp đỡ chúng. “Người không đi được thì có xe lăn. Vậy con vật không đi được thì làm sao bây giờ?” – câu hỏi được chị Ngọc đặt ra rồi suy tư, trăn trở suốt nhiều ngày mới có lời giải. Thế là những chiếc xe lăn tự chế cho chó, mèo đã ra đời từ chính sự cần mẫn của chị. Vật liệu được chị sử dụng là các ống nước tạo thành khung hình chữ nhật chắc chắn, có dây đai để cố định phần thân của vật nuôi vào khung. Khung được gắn bánh xe để khi gắn lên cơ thể con vật, các bánh xe này có thể hỗ trợ vật nuôi di chuyển. Các sản phẩm trên đã giúp nhiều con vật tưởng chừng không thể di chuyển có thể đi lại bình thường, vui đùa cùng nhau. Chị nói: “Khi thấy chúng có thể di chuyển, không nằm ủ rũ vì không đi được, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Với tôi, như thế là hạnh phúc!”.

Biết chị Ngọc làm xe lăn cho chó, mèo, nhiều người đã đặt hàng từ chị. Lượng khách đặt hàng ngày một tăng, vì vậy đã giúp chị có thêm nguồn thu nhập để lo cho chó, mèo. “Mỗi ngày tôi làm được 2 chiếc xe lăn, loại xe lăn cho chó có giá 220 ngàn đồng, cho mèo thì 150 ngàn đồng. “Mình làm ra sản phẩm này không chỉ giúp cho các “con” của mình mà còn mong muốn mọi người biết đến và sử dụng cho những con thú bị liệt để không bỏ chúng nữa” – chị Ngọc tâm sự.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)