Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Người nông dân Mỹ bỏ nghề tìm được kho báu 40 tấn vàng bạc

Tạp Chí Giáo Dục

Số vàng bạc và ngọc lục bảo được lấy từ con tàu đắm cách nay hàng thế kỷ trị giá tới 450 triệu USD (10,2 nghìn tỷ đồng).
Giá trị nhất thế giới
Số vàng bạc này nhiều tới mức công nhân đã mất hai tháng để đưa lên tàu.
Số vàng bạc này nhiều tới mức công nhân đã mất hai tháng để đưa lên tàu.
Nuestra Señora de Atocha (Tiểu thư Atocha của chúng tôi) là một trong những con tàu chìm nổi tiếng nhất thế giới. Lý do khiến cái tên này vẫn được nhắc lại cho đến ngày nay là vì số kho báu khổng lồ nằm bên trong.
Năm 2014, Atocha được đưa vào sách Kỷ lục Guinness thế giới vì là con tàu đắm giá trị nhất từng được trục vớt, theo Telegraph. Nó chở khoảng 40 tấn vàng bạc, 32kg ngọc lục bảo khi gặp nạn. Theo Richest, số kho báu này nhiều tới mức công nhân đã mất hai tháng để đưa lên tàu.
Từ khi phát hiện, số kho báu được khai thác có tổng giá trị lên tới 450 triệu USD (10,2 nghìn tỷ đồng).
Từ khi phát hiện, số kho báu được khai thác có tổng giá trị lên tới 450 triệu USD (10,2 nghìn tỷ đồng).
Con tàu chở khoảng 40 tấn vàng bạc khi bị chìm.
Con tàu chở khoảng 40 tấn vàng bạc khi bị chìm.
Bên cạnh các thỏi vàng bạc, kho báu thu được từ Atocha bao gồm cả ngọc lục bảo Colombia – những viên đá được nhận định là hiếm và đắt hơn kim cương. Một số viên ngọc này vừa được bán đấu giá hồi tháng 4 năm 2017. Nổi bật nhất là viên ngọc 884 carat, được mô là "một trong những viên đá quý chất lượng cao to nhất thế giới", ước tính có giá 4-5 triệu USD (khoảng 91-114 tỷ đồng).
Trong kho báu còn có vô số đồ trang sức và cổ vật quý hiếm. Điển hình như chuỗi vòng vàng ước tính có giá lên tới 120.000 USD (2,7 tỷ đồng), hay thìa cổ được chạm khắc tinh xảo 180.000 USD (4 tỷ đồng).
Cổ vật đặc biệt khác được lấy từ thuyền Atocha là hòn đá bezoar, dị vật được tìm thấy trong dạ dày của cừu, nai hoặc lạc đà không bướu. Những hòn đá này được cho là có khả năng khử độc khi nhúng vào nước có độc, có giá tới 35.000 USD/viên (795 triệu đồng).
Những viên ngọc lục bảo được vớt từ tàu Atocha.
Những viên ngọc lục bảo được vớt từ tàu Atocha.
Hiện, các cổ vật quý hiếm của kho báu hoặc đã được bán với giá cao ngất, hoặc được trưng bày tại Bảo tàng Hàng hải Mel Fisher ở Key West, Florida. Câu chuyện về con tàu Tây Ban Nha Nuestra Señora de Atocha và người săn kho báu Mel Fisher cũng là một trong những câu chuyện truy tìm kho báu nổi tiếng nhất thế giới.
Kho báu ở đâu?
Được đặt tên theo một khu tôn giáo ở Madrid, Tây Ban Nha, con tàu Nuestra Señora de Atocha thuộc một đội tàu rời Havana, Cuba vào đầu tháng 9 năm 1622. Ngoài 265 người, tàu chở thêm khoảng 40 tấn vàng bạc và các đồ vật đắt tiền từ Colombia, Peru và vùng khác của Nam Mỹ.
Sau khi bị bão tấn công vào ngày 5.9.1622, tàu Atocha bị đánh chìm ở ngoài khơi Key West, Florida, nước Mỹ. Hầu hết người trên tàu đều thiệt mạng, trừ hai thủy thủ và ba nô lệ. Họ sống sót bằng cách bám vào cánh buồm, phần duy nhất nổi trên mặt nước của tàu.
Tàu Atocha chìm vào đầu tháng 9/1622.
Tàu Atocha chìm vào đầu tháng 9/1622.
Khi tin tức được lan truyền, chính phủ Tây Ban Nha cử 5 tàu khác đến khu vực để tìm tàu Atocha. Tuy nhiên họ đã thất bại. Một cơn bão khác ập đến vào ngày 5.10 khiến xác tàu tiếp tục bị phá hủy và chìm sâu.
Sau suốt 6 thập kỷ tìm kiếm của người Tây Ban Nha, vẫn không có dấu vết nào của Atocha hay kho báu được tìm thấy, theo trang History.
Gần cuối thế kỷ 20, một nông dân người Mỹ tên Mel Fisher – sau này trở thành người săn kho báu – quyết định truy tìm Atocha.
Từ năm 1969, Fisher tìm kiếm Atocha không mệt mỏi, khám phá nhiều dấu hiệu nhỏ trong quá trình như ba thỏi bạc vào năm 1973, năm chiếc pháo bằng đồng năm 1975. Điều này khiến ông tin mình đang đến gần con tàu.
Một trong những chiếc pháo của Atocha được trục vớt.
Một trong những chiếc pháo của Atocha được trục vớt.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, con trai và vợ của Fisher qua đời trong quá trình tìm kho báu khi một chiếc thuyền nhỏ của họ bị lật.
Mặc sự mất mát to lớn này, Fisher vẫn tiếp tục công việc của mình. Năm 1980, nhóm của Fisher phát hiện phần lớn của xác tàu Santa Chevita, tàu chị em của Atocha. Cuối cùng, đến tháng 7/1985, người con trai khác của Fisher, Kane, phát hiện ra con tàu huyền thoại.
Nhóm của Fisher mô tả con tàu dưới đáy biển lúc đó như một rạn san hô bằng vàng bạc. Họ thấy dấu hiệu trên thỏi bạc khớp với bảng kê khai hàng hóa của Atocha, xác nhận đây chính là con tàu họ tìm kiếm.
Niềm vui không kéo dài lâu, sau phát hiện của Fisher, bang Florida xác nhận con tàu và buộc Fisher phải chuyển cho bang 25% số kho báu tìm được.
Mel Fisher là người đã tìm thấy kho báu của tàu Atocha.
Mel Fisher là người đã tìm thấy kho báu của tàu Atocha.
Fisher không chấp thuận, tuyên bố phát hiện này phải là của riêng ông. Sau tám năm kiện tụng, Tòa án Tối cao Mỹ cuối cùng đưa ra phán quyết ủng hộ Fisher vào ngày 1/7/1992. Ông được trao quyền sở hữu tất cả số châu báu được tìm thấy từ tàu.
Hầu hết những nhà đầu tư tham gia quá trình tìm kiếm cùng Fisher đều trở thành triệu phú nhờ kho báu của tàu Atocha. Fisher sau đó qua đời ngày 19/12/1998.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)