Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Người quản lý phải “song hành” truyền lửa trong giáo dục STEM

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, giáo dc (GD) STEM đã không còn quá xa l vi các trưng và thy cô, hc sinh. Song, đ hiu đúng v GD STEM, v vai trò ca ngưi giáo viên khi trin khai GD STEM là điu không phi d dàng. Trong chương trình hin hành hay Chương trình GDPT 2018, vai trò ca GD STEM đu cc k cn thiết vì giúp hc sinh đưc phát trin nhng năng lc, các k năng cn thiết, đc bit là ng dng đưc nhng kiến thc đã hc trên lp, hc trong sách v đ gii quyết nhng bài toán thc tin. Đây cũng chính là đnh hưng mà ngành GD-ĐT đang hưng ti.


Hc sinh Q.3 hc STEM ti phòng STEM Q.3

1. Nghị quyết 29 nhấn mạnh rằng, phải chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội. Nói như vậy để thấy rằng, phương pháp GD theo định hướng GD STEM là hoàn toàn phù hợp trong xu thế GD hiện nay, là một trong những phương thức hiệu quả để toàn ngành hướng đến góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.

GD STEM với tính ứng dụng thực tiễn không chỉ giúp học sinh hứng thú trong quá trình học, tiếp nhận kiến thức mà còn giúp người thầy “làm mới” chính bản thân mình. Song song đó, GD STEM còn là môi trường “lý tưởng” để trang bị các kỹ năng mềm, thông qua quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện dự án, học sinh sẽ biết cách giao lưu, chia sẻ thông tin với nhau, phân công nhiệm vụ, quản lý nhóm, tìm kiếm thông tin, chắt lọc thông tin, sử dụng các công cụ, tiếp cận các công nghệ trong đời sống.

Cho đến thời điểm này, bằng nhiều hình thức đa dạng, GD STEM đã được triển khai rộng rãi trong hầu hết các trường phổ thông. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, để triển khai một cách mạnh mẽ, thuần thục thì lại phụ thuộc vào vai trò đứng đầu của nhà quản lý GD các cấp. Các văn bản, chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT, từ Sở GD-ĐT đã chỉ đạo rất rõ ràng nhưng nếu bản thân người hiệu trưởng, cán bộ quản lý có nhận thức toàn diện hơn về vai trò của GD STEM trong đổi mới GD, có đam mê đổi mới GD, có phương thức tổ chức thực hiện rõ ràng thì GD STEM sẽ có những đột phá tại đơn vị mình và ngược lại.

2. Từ những năm 2017, khi GD STEM còn rất mới mẻ, lúc đó, với vai trò là Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3) tôi cùng Ban Giám hiệu nhà trường và một số giáo viên yêu thích STEM đã mày mò, vừa mạnh dạn vừa thận trọng tìm cách triển khai, từng bước nhân rộng GD STEM trong toàn trường. Lúc đầu thì cũng có nhiều khó khăn bởi điều gì mới khi đưa vào tất nhiên sẽ gặp phải trở ngại nhưng bản thân mình và Ban GD STEM của trường vẫn kiên trì thực hiện. Quan trọng là, chúng tôi đã thấy được những giáo viên đam mê STEM để gợi mở, chia sẻ, giao nhiệm vụ, giúp đỡ và cùng thực hiện với thầy cô. Đặc biệt, Ban Giám hiệu cần nuôi dưỡng đam mê, truyền lửa liên tục cho đội ngũ giáo viên, để đội ngũ này sẽ là cánh tay nối dài, truyền lửa đam mê STEM, đam mê học tập đến giáo viên trong từng bộ môn và toàn trường, đến học sinh toàn trường. Vừa làm vừa gợi mở, đánh giá, tạo cảm hứng cho thầy cô.

Từ thực tiễn triển khai tại Trường THCS Lê Quý Đôn, chúng tôi càng cho rằng, vai trò của người cán bộ quản lý GD rất quan trọng trong việc tạo nguồn cảm hứng này, không phải chỉ thời gian đầu mà còn cần phải tiếp tục nuôi dưỡng, đồng hành, cùng đi cùng làm với giáo viên. Để giáo viên thấy được rằng có người cùng “gỡ khó” cùng thực hiện, từ đó sẽ hào hứng, mạnh dạn hơn trong cách triển khai.

Có thể thấy rằng GD STEM triển khai mạnh mẽ ở các bộ môn khoa học tự nhiên, bao gồm: lý, hóa, sinh, công nghệ, toán học, địa lý. Có rất nhiều phương thức thực hiện GD STEM, từ CLB, các hoạt động NCKH, hoạt động trải nghiệm, GD theo định hướng STEM trong các tiết học… Thế nhưng, dù bằng hình thức nào thì vẫn đề cao tính trải nghiệm, tự tay học sinh được chế tạo sản phẩm cụ thể, do đó, học sinh sẽ nhớ và hiểu rất rõ nguyên lý khoa học có liên quan. Khi nói đến STEM, chúng ta không đề cập riêng đến từng bộ môn vật lý hay hóa học mà nó là tổng hòa của nhiều bộ môn khoa học, hướng tới mục đích cuối cùng là giúp học sinh vận dụng các kiến thức khoa học để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, thực học, thực hành.

Mặt khác, có thể xem GD STEM như một ví dụ để các trường hiểu rõ hơn việc tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy, đưa nhiều bộ môn vào trong một quá trình giảng dạy. Hiện tại, trong mỗi bộ môn, trong quá trình giảng dạy, thầy cô có thể mở rộng để “giảng thêm” cho học sinh hiểu thêm về kiến thức các bộ môn khác, trao tinh thần STEM đến cho học sinh. Hình thức này cũng có thể được nâng cao hơn thông qua hình thức sinh hoạt CLB tùy theo điều kiện thực tế cơ sở vật chất từng đơn vị, học sinh chế tạo sản phẩm và “nhận diện” kiến thức của từng bộ môn qua quá trình thực hiện.

3. STEM gắn liền với Học – Hỏi – Hiểu – Hành. Riêng ngành GD-ĐT Q.3 lại bổ sung thêm chữ “Hạnh”, tức là tất cả đổi mới đều cũng sẽ nhằm hướng đến trang bị cho học sinh đức hạnh và các giá trị hạnh phúc. Còn nếu áp dụng các kiến thức khoa học xã hội thì chỉ là vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn, là cánh cửa, là sợi dây để học sinh vận dụng kiến thức khoa học thực hiện STEM. Giáo viên muốn làm đúng thì trước hết phải hiểu đúng về GD STEM.

Từ năm học 2020-2021, ngành GD-ĐT Q.3 đã đưa vào sử dụng phòng STEM Q.3, tạo điều kiện cho các nhà trường, giáo viên và học sinh đều có cơ hội được trải nghiệm, được thụ hưởng phương pháp GD STEM, từ đó nhân rộng GD STEM trên toàn quận. Mặc dù vậy, vấn đề cơ sở vật chất chỉ là phụ, còn tinh thần đổi mới mới là chủ đạo. Ngành GD-ĐT Q.3 cũng đã xây dựng “6 chữ vàng” giá trị cốt lõi là “Đam mê Đổi mới Sáng tạo/ Tự chủ Hội nhập Phát triển”, song song với triết lý GD Q.3 5 chữ H, đó là “Hạnh – Học – Hỏi – Hiểu – Hành”. Cũng với mong muốn phát triển, định hướng đúng về GD STEM trên địa bàn quận, ngành GD-ĐT Q.3 đã thành lập Ban GD STEM để tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo phòng về hoạt động GD STEM; đưa GD STEM vào phong trào thi đua của các trường, khuyến khích các trường mạnh dạn hơn khi triển khai. Trong HKII tới đây, Q.3 sẽ tổ chức Ngày hội GD STEM, thúc đẩy thêm phong trào thi đua STEM trên toàn quận.

TS. Phm Đăng Khoa
(Trưng phòng GD-ĐT Q.3, TP.HCM)

Bình luận (0)