Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người “Sách hóa nông thôn Việt Nam”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày đu năm hc mi, công vic ca anh Nguyn Quang Thch (ngưi sáng lp chương trình “Sách hóa nông thôn Vit Nam”) tt bt hơn bao gi hết. Anh phi đi kêu gi, vn đng đưa sách v các vùng quê nghèo, ươm mm tri thc cho các em nh. Bi anh biết rng, năm hc mi bt đu cũng là lúc nhng quyn sách ca anh có giá tr nht đi vi các em.


Anh Thch chia s v vic làm ca mình ti Đưng sách TP.HCM mi đây

Với việc làm của mình, anh Thạch được trẻ nông thôn xem như một người thầy dù anh không trực tiếp đứng trên bục giảng.

Nhng bưc chân mang li hy vng

Anh Thạch sinh năm 1975, gốc ở Hà Tĩnh. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, tuổi trẻ của anh có nhiều ước mơ, hoài bão về tương lai. Anh cũng từng khát vọng trở thành người của xã hội, được đi nhiều, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khốn khó mà anh biết đến. Tốt nghiệp đại học vào năm 1998-1999, mong muốn đưa sách về nông thôn bắt đầu hiện diện trong tâm trí anh. Để thấu hiểu cuộc sống của người nghèo khó, anh đã đi vào Vũng Tàu làm công nhân để tìm hiểu tại sao người ta đi làm công nhân và từ nhỏ họ có được tiếp cận sách hay không. Trong 3 tháng làm việc ở đây, anh Thạch được tiếp xúc với nhiều công nhân đến từ các vùng miền khác nhau. Qua nhiều cuộc nói chuyện về gia đình, sự thiệt thòi và tương lai đầy bất trắc của họ giúp anh Thạch có thêm động lực đưa sách về nông thôn nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, anh Thạch lại nghĩ rằng, đưa sách về nông thôn không khó nhưng cái khó là làm sao để việc đọc sách hiệu quả và thế hệ kế tiếp của đất nước phải là những nhà nghiên cứu, nhà sáng chế, nhà phát minh, nhà xây dựng tiêu chuẩn mới cho các ngành nghề để hội nhập quốc tế.

Vậy là anh Thạch quay lại quê hương gặp người thầy từng dạy mình xin công tác ở thư viện Khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Vinh – nơi anh tốt nghiệp. “Mục đích làm việc của tôi không phải mỗi tháng nhận 200 ngàn đồng tiền lương mà nghiên cứu toàn bộ hoạt động của thư viện để chuẩn bị cho hành trình dài đưa sách về nông thôn. Bởi vậy, hàng ngày những bước chân đi từ nhà trọ lên thư viện trong tôi khởi lên bao niềm hân hoan, hy vọng. Bởi tôi biết rằng, mình sẽ mang lại cơ hội đọc sách cho tất cả trẻ em nông thôn”, anh Thạch chia sẻ.


Anh Nguyn Quang Thch (gia) cùng bn bè quyết tâm thc hin nhiu t sách cho tr em nghèo  nông thôn

Mất gần 10 năm nghiên cứu, năm 2007, chương trình “Sách hóa nông thôn” được bắt đầu với tủ sách đầu tiên mang tên “Tủ sách dòng họ” đặt ở chính quê hương anh Thạch. Với tủ sách này, những người trong dòng họ có thể góp sách hoặc cho mượn để gia đình có trẻ nhỏ có thể tiếp cận. Tuy nhiên để có “vốn” cho tủ sách đầu tiên, anh Thạch đã dùng tiền lương cùng với sách cũ mà mình quyên góp được để tạo nên tủ sách với 130 đầu sách. Sau đó, tủ sách được nhân rộng ở Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương… “Năm 2009, họ Vũ ở Hải Dương tự xây dựng “Tủ sách dòng họ” với 1 ngàn đầu sách. Tôi vui mừng khôn tả vì kỳ vọng dòng họ nhân rộng tủ sách đã thành hiện thực”, anh Thạch bộc bạch.

Năm 2010, anh Thạch chạy xe máy từ Hà Nội vào TP.HCM để kêu gọi dòng họ trên cả nước làm tủ sách. Sau chuyến đi, nhiều dòng họ ở 3 miền đã liên lạc hỏi anh cách làm tủ sách từ đó tủ sách không ngừng tăng lên. Nhờ chọn cấu trúc dòng họ để khởi động chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” cùng chiến lược truyền thông hiệu quả giúp anh Thạch tiếp tục tìm được nơi áp dụng mô hình “Tủ sách phụ huynh” ở trường học mà trước đó nhiều thầy cô giáo không đồng ý áp dụng. Tháng 5-2010, “Tủ sách phụ huynh” được đưa đến lớp 7A3 Trường THCS An Dục (tỉnh Thái Bình). ““Tủ sách phụ huynh” dựa trên thu nhập thấp của cha mẹ học sinh ở nông thôn. Theo đó, mỗi cha mẹ học sinh có thể góp từ 30 đến 50 ngàn đồng làm tủ sách trong lớp thì cái lợi mà con họ nhận được gấp 30-40 lần số tiền bỏ ra”, anh Thạch cho biết.

Sau đó, hàng loạt tủ sách như: “Tủ sách lớp em”; “Tủ sách giáo xứ”… Tất cả đều vì các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa.

10 ngàn t sách đến vi tr em nông thôn

Hành trình mang sách đến nông thôn ca Nguyn Quang Thch (ngưi sáng lp chương trình “Sách hóa nông thôn Vit Nam”) dưng như không có đim dng, nht là thi đim vào mùa tu trưng. Bi anh biết, nhng quyn sách ca anh s b tr kiến thc giúp hc sinh hc tt hơn trong năm hc mi. Vì vy, dù khó khăn, vt v, anh vn ngưc xuôi t Bc chí Nam đ đưa sách đến vi các em.

Theo anh Thạch, tình trạng thiếu sách tại các khu vực nông thôn Việt Nam đã tồn tại nhiều thập kỷ và là vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết. Tỷ lệ đọc sách của trẻ em vùng nông thôn thấp hơn so với trẻ ở thành thị. “Năm ngoái trong chuyến đi bộ xuyên quốc gia để kêu gọi sự quan tâm đến việc đưa sách tới vùng nông thôn, một học sinh lớp 6 ở một xã đã níu lấy tôi và nói: “Chú cho cháu một quyển sách được không? Cháu thích sách lắm nhưng không có tiền mua”. Ánh mắt và sự khát khao của em ấy luôn trong tâm trí tôi và đó có thể đại diện cho hàng triệu những đứa trẻ khác ở Việt Nam”, anh Thạch trăn trở.

Kể từ ngày chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” được thực hiện, quan niệm về vai trò của sách đã thay đổi tích cực. Hơn 100 ngàn thành viên đã góp phần lập nên 10 ngàn tủ sách trong các lớp học, dòng họ, gia đình… Những tủ sách đã giúp cho nửa triệu người dân vùng nông thôn được hưởng lợi từ việc đọc sách, giáo dục STEM. “Vận động chính sách để nhân rộng mô hình “Tủ sách phụ huynh” cho lớp học và thành lập CLB STEM được Bộ GD-ĐT chính thức đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Tôi có niềm tin lớn vào thành công của hệ thống “Tủ sách phụ huynh” đóng góp, một sức mạnh tổng thể từ những giáo viên, phụ huynh và tất cả mọi người trong xã hội vì nền giáo dục cho con trẻ”, anh Thạch nói.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Thạch cho biết: “Tôi sẽ chọn một thành phố làm nơi thí điểm “Tủ sách tiếng Anh với khoảng 10 ngàn đầu sách các loại giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với sách tiếng Anh miễn phí. Đặc biệt, tủ sách này sẽ có nhiều đầu sách chuyên ngành để các em lĩnh hội tri thức từ Tây Âu, Mỹ, Nhật… Song song đó, tôi sẽ chọn một xã nông thôn khó khăn làm tủ sách này giúp các em tiếp cận sách tiếng Anh như học sinh thành phố”.

Kiu Khánh

 

Bình luận (0)