Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người sáng tạo nên cocktail thuần Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đam mê pha chế thc ung, bartender Thái Thanh Bình – ging viên Trưng Cao đng Du lch Đà Nng vi hơn 20 năm mit mài sáng to nên nhng thc ung đc trưng t nhng sn vt ca các min quê Vit. Ông vinh d đưc Hip hi Làng ngh Vit Nam phong tng danh hiu “Ngh nhân văn hóa m thc – chuyên ngành pha chế thc ung” đu tiên ca Vit Nam.

Thy Thái Thanh Bình – ngưi sáng to nên cocktail thun Vit

1.Chất giọng ấm và nụ cười thân thiện, bartender Thái Thanh Bình luôn tạo cảm giác gần gũi với cả những người lần đầu gặp. Đó cũng là một trong những lý do ông được nhiều thế hệ sinh viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng yêu mến. Thái Thanh Bình sinh năm 1968, tốt nghiệp THPT, Thái Thanh Bình theo học chuyên ngành nhà hàng – khách sạn tại Trường Du lịch phục vụ Dầu khí Vũng Tàu. Năm 1988, tốt nghiệp, chàng trai xứ Đà thành về làm việc tại Khu du lịch Non Nước thuộc tỉnh Quảng Đà (bây giờ thuộc TP.Đà Nẵng), phục vụ nhà hàng cho khách Âu. Thời gian này, biết nhiều du khách Âu muốn dùng thức uống pha chế nên thầy Bình muốn thử sức với bartender.

Bartender thời điểm ấy là một thứ rất mới, nhất là với du lịch miền Trung. Hoàn thành khóa học, thầy Bình chuyển hẳn qua bartender và mở quầy bar để phục vụ nhu cầu của khách. Công thức pha chế của thầy Bình lúc đó vỏn vẹn với con số vài chục rất khiêm tốn so với con số hàng ngàn ở các nước phương Tây. Để có đủ dụng cụ pha chế, thầy Bình phải bắt đầu từ con số không và tìm tòi, sưu tầm khắp nơi. Từ việc thiết kế quầy bar đến tìm mua ly tách, bình lắc cocktail, bình xịt kem, bình tạo soda… Có đủ dụng cụ rồi, vấn đề đau đầu nhất là rượu dùng pha chế. “Thường thì rượu pha chế phải là rượu ngoại, xuất xứ từ Âu – Mỹ… Trong khi đó cả Đà Nẵng lúc ấy chỉ có CLB Thủy Thủy đóng chân trên đường Bạch Đằng là có bán, mà số lượng cũng rất hạn chế”, thầy Bình nhớ lại. Thiếu rượu thì không thể có cocktail, thầy thường nhờ bạn bè gửi rượu ngoại từ khắp nơi về. Nhiều du khách nhìn thấy niềm đam mê của thầy Bình, khi về nước họ lại sưu tầm tài liệu, thậm chí cả rượu để gửi đến cho thầy Bình. Thầy Bình kể, thời điểm ấy, rượu ngoại còn rất ít, thầy phải gửi bạn bè mua nhưng không phải bao giờ cũng có đủ. Thầy nghĩ ra cách dùng rượu Việt để pha chế. Cocktail thuần Việt mang thương hiệu Thái Thanh Bình xuất hiện từ lúc ấy. “Tôi thử rất nhiều loại rượu Việt như rượu Lúa Mới hoặc rượu rum Hiệp Hòa của Việt Nam để pha chế cocktail. Không ngờ khi được dùng thử, nhiều du khách tỏ ra thích thú, trong khi giá thành rẻ hơn rất nhiều so với rượu ngoại. Thế là từ đó tôi mạnh dạn sáng tạo thêm nhiều loại cocktail khác nhau, công thức pha chế ngày càng dày lên”.

Thy Thái Thanh Bình (phi) ti l vinh danh ngh nhân văn hóa m thc

2.Thầy Bình cho biết, ở nhiều nơi trên thế giới, cocktail là loại thức uống thông thường với hơn 10 ngàn loại thức uống khác nhau dành cho từng dịp lễ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, đây là thức uống cao cấp, dành cho giới thượng lưu, thường xuất hiện tại các quán bar, nhà hàng sang trọng. Một ly cocktail thường được pha chế từ một hay nhiều loại rượu –  một thành phần bắt buộc và hương như các loại rượu mùi, trái cây, mật ong, sữa, kem và các loại phụ gia khác… Thầy Bình bảo, người pha chế cocktail luôn phải sáng tạo không ngừng để tạo ra nhiều vị cocktail khác nhau. Ví như vị chua của chanh được thầy Bình thay thế bằng mẻ – một loại gia vị truyền thống trong các món ăn dân dã của người dân miền Bắc để tạo nên vị chua thanh, không gắt. Một điểm đáng chú ý khác, thầy Bình luôn chú trọng chất dinh dưỡng và đặc tính của từng loại cocktail để tốt cho sức khỏe người dùng tùy vào thời tiết từng mùa trong năm.

Vinh d nhn danh hiu “Ngh nhân văn hóa m thc – chuyên ngành pha chế thc ung” đu tiên ca Vit Nam, thy Bình nói đó là hnh phúc ca nim đam mê ngh. Nhưng khát vng ln nht ca thy vn là tìm đưc nhng hc trò có chung nim đam mê và đ nhit huyết đ đi đến tn cùng vi ngh.

Năm 2013, bartender Thái Thanh Bình được mời về Trường Cao đẳng Du lịch làm giảng viên Khoa Nhà hàng, Tổ trưởng Tổ bàn – bar. Thầy Bình bắt đầu một công việc mới không hề nhẹ nhàng, bởi theo thầy, sinh viên nghèo nên các nguyên liệu dùng cho học trò học phải thật bình dân nhưng phải tạo ra được cocktail ngon. Để làm được điều đó, thầy phải miệt mài sáng tạo, tìm tòi để giới thiệu cho sinh viên. “Nghề giáo vui và hạnh phúc khi được trò gọi mình là thầy, là bố. Đổi lại mình phải thật sự xứng đáng với sự tin yêu của các em. Mỗi tiết học, cả thầy và trò đều thực hành rất nhiều. Món cocktail nào làm một lần chưa được phải làm lại nhiều lần, kiên trì và nhẫn nại để cho ra công thức thức uống hoàn hảo nhất”, thầy Bình nói.

3.Theo thầy Bình, một ly cocktail đúng nghĩa phải phù hợp với sức khỏe, tâm trạng người dùng. Cùng một loại cocktail, nhưng ly dành cho phụ nữ sẽ được điều chỉnh về độ cồn, hương thơm; cocktail dành cho người đang yêu, cocktail dành cho người đang có tâm trạng không vui, cô đơn… mỗi ly một vị khác nhau để làm sao qua đó người thưởng thức gửi gắm được tâm trạng của mình. Đó cũng là cách để người thưởng thức tìm thấy sự đồng điệu, sẻ chia với người pha chế khi họ tìm đến quầy cocktail.

Kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với nghề, thầy Bình luôn dành cho học trò. Ngoài dạy tại Trường Cao đẳng Du lịch, thầy còn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP đào tạo nghề ngắn hạn cho phụ nữ lớn tuổi khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định. “Trong ẩm thực mỗi người đều giữ cho mình một bí quyết riêng để tạo nên thương hiệu nhưng tôi lại khác, tôi truyền cho học trò tất thảy những gì tôi có được để các em đỡ phải nhọc nhằn. Đương nhiên, bản thân mỗi em phải tự tìm tòi, sáng tạo không ngừng để trụ lại với nghề”, thầy Bình bộc bạch.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)