Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người sở hữu hơn 1.000 ấm trà được xác lập kỷ lục châu Á

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu cách đ bo tn văn hóa, lch s. Nhưng vi bà Ngô Th Thanh Tâm (60 tui) li chn cách sưu tm m, chén t sa nhiu niên đi và gìn gi cn thn đ lưu truyn cho thế h tr.


Bà Ngô Th Thanh Tâm nhn bng xác lp k lc châu Á vi b sưu tp hơn 1.000 m, chén t sa

Đến nay, bà Tâm là người có bộ sưu tập ấm, chén tử sa nhiều nhất châu Á với số lượng trên 1.000 sản phẩm. Bà cũng vừa được Tổ chức kỷ lục châu Á trao bằng xác lập châu Á cho bộ sưu tập “Tâm trà Diệu Bảo”.

Gn 30 năm sưu tm bo chng lch s

Bà Tâm có duyên biết đến trà, ấm tử sa từ năm 1993 khi sống tại Đài Loan. Từ đó, niềm đam mê về trà, ấm luôn thôi thúc bà bước vào thế giới này. Trong những ngày tháng ấy, dù cuộc sống có nhiều biến động, lo toan nhưng bà Tâm vẫn chắt chiu thời gian, công sức dành cho niềm đam mê của mình. Những tác phẩm mà bà sưu tập được đã làm say đắm các trà nhân trên thế giới.

Năm tháng dần trôi, căn nhà nhỏ của bà ngày một hẹp dần vì phải ưu tiên cho những tác phẩm tử sa và kho trà các loại. Nhưng bù lại, bà có được niềm vui đơn sơ bên chung trà và lắng lòng nghe câu chuyện từ những “người bạn ấm” trong mỗi sớm mai.

Cứ như vậy, bà như ẩn cư giữa phố thị ồn ào với hàng ngàn tác phẩm tử sa. Từ lư hương, xông trầm đến những bức tượng tử sa với thần thái thoát tục, thanh tịnh của những vị Bồ tát. Thân thương nhất là những chiếc ấm tử sa với nhiều kiểu dáng của nghệ nhân làm ấm như: Huệ Mạnh Trần, Cổ Cảnh Chu, Vương Dần Xuân, Tưởng Dung…


Bà Ngô Th Thanh Tâm (phi) chp hình cùng các bn tr bên cnh nhng b m, chén t sa do bà sưu tp

Bà Tâm cho biết, trong cuộc hành trình đi sưu tầm ấm, chén, bà đi rất nhiều đất nước trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… để tìm hiểu rõ từng dáng ấm, xuất xứ, tên nghệ nhân, chất đất và thời gian chế tác.

Đối với bà Tâm, những chiếc ấm mà mình cất công đi sưu tầm đều là những ấm, chén có niên đại lâu đời, trong đó có những ấm, chén có từ thời nhà Minh, nhà Thanh, thời Dân Quốc… Tùy niên đại, nghệ nhân chế tác, ấm chén có những giá trị khác nhau. “Có những chiếc ấm, chén ra đời rất lâu nên rất quý. Để sở hữu được, tôi mất nhiều thời gian để thuyết phục chủ sở hữu trước đó mua về. Và cũng mất gần 30 năm tôi mới có được bộ sưu tập “Tâm trà Diệu Bảo” hơn 1.000 ấm, chén tử sa. Tôi rất trân quý những bộ ấm, chén này”, bà Tâm chia sẻ.

Ấm tử sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa. Loại đất này thường gặp 3 loại chính: Đất màu tím, đất màu xanh và đất màu đỏ. Ngoài ra còn có loại đất màu vàng, màu đỏ cam, màu vàng nhạt… “Tôi chọn ấm chén tử sa vì ấm là một trong 4 yếu tố quan trọng để pha một ấm trà ngon, đặc biệt ấm tử sa xuất phát từ Nghi Hưng (Trung Quốc) là nơi duy nhất trên thế giới có. Mỏ đất đó đã không còn được phép khai thác cách đây hơn 20 năm”, bà Tâm chia sẻ.

Mong văn hóa trà đưc lan ta

Không chỉ sưu tầm, bà Tâm còn viết quyển sách mang tên “Trà duyên”. 180 chiếc ấm tử sa trong quyển sách đã cất lên tiếng nói đại diện cho bộ sưu tập ấm, chén tử sa “Tâm trà Diệu Bảo” của bà. Bởi mỗi chiếc ấm đều lưu giữ một câu chuyện của riêng bà trong suốt những tháng năm thanh xuân dành cho trà, ấm. “Tôi rất tin tưởng và hy vọng những câu chuyện trong “Trà duyên” sẽ góp một tiếng nói và để lại ấn tượng đẹp cho những người yêu trà, mến tử sa”, bà Tâm bày tỏ.

Những năm gần đây, bà Tâm đã đến nhiều nơi trồng trà trong và ngoài nước để tìm hiểu, sưu tầm nhiều loại trà quý, nắm rõ mỗi loại trà ở một vùng đất với kỹ thuật riêng trong thu hái, chế biến để cho ra trà ngon và phù hợp với sức khỏe. Để nâng cao sự hiểu biết cho bản thân, bà đã học nhiều lớp dạy về trà và được tôn vinh là Trà sư.


M
t trong nhng b m t sa ca bà Ngô Th Thanh Tâm

Tính đến thi đim hin ti, bà Tâm là ngưi ph n s hu b m, chén t sa nhiu nht châu Á. Bà cũng va đưc T chc k lc châu Á trao bng xác lp châu Á cho b sưu tp “Tâm trà Diu Bo”. Nhng b m, chén t sa tn ti đến ngày nay là mt minh chng cho sc sng bn b và trưng tn ca giá tr văn hóa, lch s. Bà Tâm là ngưi gi la và truyn la cho thế h tương lai v mt giai đon lch s tươi đp.

Điều trân quý ở bà Tâm là bà còn dành thời gian hướng dẫn cho nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ về trà, ấm. Bà chú trọng nhất là đào tạo kỹ thuật pha trà mà bà đã học và tích lũy được. “Tôi mong muốn xây dựng, phát triển văn hóa trà qua trà đạo để góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tốt đẹp hơn. Bởi trà chính là cái cớ để kết nối mọi người lại với nhau. Qua chén trà, những câu chuyện hay, ý nghĩa sẽ được lan tỏa”, bà Tâm mong mỏi.

Hiện hơn 1.000 sản phẩm tử sa của bà Tâm được cất giữ cẩn thận tại nhà riêng ở quận Tân Bình. Ước mơ của bà là có một bảo tàng để lưu giữ ấm, chén tử sa đủ chủng loại, kiểu dáng. Khi đó, những người yêu trà cũng như thế hệ trẻ có thể đến để học hỏi, tìm hiểu về văn hóa trà của Việt Nam cũng như các nước.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)