Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người Thầy 13 năm “cắm bản”

Tạp Chí Giáo Dục

“Tình yêu đã đưa tôi đến vi vùng núi cao Đakrông ri cũng chính tình yêu níu tôi li vi mnh đt quanh năm mưa rng và sương lnh này. 13 năm trưc và mãi cho ti bây gi, tôi không nghĩ mình s ri nơi này đ đi v mt nơi nào đó. Tôi thương bà con và hc trò nơi đây. H như ngưi thân ca tôi” – thy Phan Hoàng Bách – giáo viên Trưng THPT Đakrông (huyn Đakrông, tnh Qung Tr) bc bch.


Thy Bách kết h thng phao cu sinh giúp tr đm bo an toàn khi tm sông

Tôi hỏi thầy Bách, điều gì ấn tượng nhất khi đặt chân đến vùng đất này? Thầy bảo: “Đó là nghèo. Trước đó tôi cứ nghĩ vùng quê Yên Thành ở xứ Nghệ của mình đã là một trong những nơi nghèo nhất rồi. Nhưng đến Đakrông, mọi thứ đều nằm ngoài tưởng tượng. Có điều, không phải vì thế mà mình rời đi. Tôi thương nụ cười hồn nhiên của con trẻ và cái chân chất thật thà của bà con nơi đây nên tôi ở lại. Thương rồi yêu và gắn bó tự nhiên như thế”.

T giáo viên tâm huyết

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng thầy giáo Phan Hoàng Bách đi theo tiếng gọi tình yêu về với huyện miền núi Đakrông để dạy học. Từ đó đến nay đã hơn 13 năm “cắm bản”. Câu chuyện học lịch sử thi thoảng gợi lên trong ai đó ý nghĩ về những con số, sự kiện khô khan. Nhưng với học trò Trường THPT Đakrông, tiết học của thầy Bách luôn đầy hấp dẫn và hứng thú.

Em Hoàng Văn Mạnh, cựu học sinh Trường THPT Đakrông chia sẻ: “Em theo học lịch sử với thầy Bách từ năm học lớp 9. Thầy có phong cách dạy rất thú vị và lôi cuốn. Những tiết học với thầy luôn tạo cho em cảm giác yêu thích môn học này và càng đam mê muốn học hỏi nhiều hơn. Thầy luôn đưa ra các vấn đề, chủ đề và dạy từ những kiến thức căn bản nhất, sau đó sẽ kiểm tra lại giúp em và các bạn nắm thật chắc kiến thức về chủ đề đó. Điều này giúp em không bị hổng kiến thức và ghi nhớ được lâu các sự kiện lịch sử”. Cùng với phương pháp giảng dạy giải quyết dứt điểm từng vấn đề giúp học sinh nắm chắc kiến thức, trước khi chuyển sang một vấn đề mới. Thầy Bách còn ứng dụng CNTT nhuần nhuyễn vào dạy học. Thầy luôn tìm kiếm các thông tin, sưu tầm tư liệu hữu ích và biến thành những bài giảng hấp dẫn giúp học trò đỡ nhàm chán.

Tâm huyết và trách nhiệm, nhiều năm liền thầy Bách đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh. Được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn lịch sử, thầy luôn dẫn dắt các em học trò miền núi giành được những thành tích ấn tượng. Nhiều thời điểm không bố trí được giờ dạy ở trường, thầy trò cùng về nhà học buổi tối.

Đến chiếc phao cu sinh và ATM go cho hc trò

Những ngày hè vừa qua, dòng sông Đakrông, đoạn chảy ngang qua thôn Phú Thành, xã Mò Ó có những chiếc can nhựa màu trắng, xanh được kết căng ngang. Nhiều trẻ em vui vẻ bơi lội vào mỗi buổi chiều. Trên bờ, thầy Phan Hoàng Bách lặng lẽ ngồi dõi theo tiếng cười, tiếp chân đạp mạnh vào dòng nước trong xanh để tập bơi của trẻ. Thi thoảng thầy nhắc nhở bọn trẻ lùi vào trong khu vực kết phao để đảm bảo an toàn.


Thy Bách cùng các hc sinh trong đi tuyn thi hc sinh gii môn lch s ca trưng

Nhà thầy Bách nằm gần mép sông Đakrông, nơi mỗi ngày trở về từ trường, thầy vẫn chứng kiến đám trẻ con trong thôn Phú Thành và nhiều nơi khác tụ tập để tắm và vui đùa nhưng hiếm có đứa trẻ nào có được chiếc áo phao để mặc. Trăn trở trước hiểm nguy rình rập, thầy nghĩ cách để giúp các em vui chơi được an toàn hơn. Thầy Bách bảo: “Trẻ miền núi thường ra sông, suối để tắm, trong khi đó kỹ năng phòng tránh đuối nước của các em còn hạn chế nên tôi đã nghĩ ra cách làm hệ thống phao cứu sinh trên dòng sông vừa để cảnh báo khu vực nước sâu, vừa làm điểm tựa cho các em tập bơi và vui chơi an toàn”.

Thy Lê Chí Thông – Hiu trưng nhà trưng cho biết: “Năm nào đi tuyn d thi hc sinh gii ca thy Bách cũng mang v t 1 đến 3 gii cao trong các k thi. Thy Bách đã bi dưng đi tuyn lch s đt 1 gii nht, 2 gii nhì và đc bit là gii nht đng đi thi hc sinh gii văn hóa cp tnh năm va qua”.

Để có được hệ thống phao cứu sinh, thầy Bách đã bỏ tiền túi ra mua 70 chiếc can nhựa rồi dùng dây buộc thành chuỗi, mỗi can cách nhau 3m, điểm tựa được chọn là các mõm đá thật vững chắc giữa sông và cố định ở hai bờ sông. “Mặc dù hệ thống khá thô sơ nhưng sẽ giúp các cháu nhỏ có thể bám vào để vào bờ nếu khi đang tắm bất ngờ dòng nước đổ về từ suối khiến lực nước chảy mạnh. Các cháu chưa biết bơi cũng có thể dựa vào các chiếc can để tập bơi. Đồng thời qua hệ thống này tôi cũng muốn bà con ý thức hơn về việc tắm sông, suối không an toàn của con cái mình cũng như mong muốn có nhiều giải pháp hơn để trẻ miền núi bớt thiệt thòi”, thầy Bách nói.

Em Nguyễn Văn Hữu, ở thôn Phú Thành thường xuyên ra sông tắm cùng bạn chia sẻ: “Từ ngày có hệ thống phao cứu sinh của thầy Bách, em an tâm hơn khi tắm ở trên đoạn sông này. Khi có bạn nào cần tập bơi, thầy Bách cũng rất nhiệt tình hướng dẫn cho đến khi biết bơi mới thôi”.

Đợt dịch Covid-19 bùng phát trong khi năm học 2020-2021 đang diễn ra, nhận thấy nhiều học trò nghèo gặp khó khăn, thầy Bách lại tự trích lương mình làm cây ATM gạo miễn phí dành cho các em. Việc làm hữu ích của thầy có thêm nhiều bạn bè cùng chung tay. 500kg gạo và 2.000 thùng mì tôm đã trao đi trong lúc ngặt nghèo đó đã giúp nhiều học trò trụ lại và tiếp tục đến trường. Chưa hết, thầy cùng nhà trường kết nối nhiều mạnh thường quân trao hàng chục suất học bổng, xây dựng 3 căn nhà tình thương và sửa chữa 6 căn nhà cho đồng bào thiểu số sau mùa lũ, trao hàng ngàn áo ấm cho học sinh…

“Vì bà con và học trò, tôi không ngại… ngửa tay xin! Hơn 13 năm trước, khi tôi cùng người yêu ngược dòng sông Thạch Hãn bằng thuyền máy đến thăm vùng chiến khu Ba Lòng, tôi không nghĩ mình sẽ gắn bó sự nghiệp ở đó nhưng chính tình yêu đã đưa tôi đến lần thứ 2 và ở lại suốt quãng thanh xuân của mình. Bây giờ, tôi không nghĩ mình sẽ rời đi đến một nơi khác có điều kiện hơn. Đơn giản vì tôi yêu nơi này và ước mong cho những đứa trẻ miền biên viễn được học hành đến nơi đến chốn, thoát khỏi vòng luẩn quẩn khó nghèo”, thầy Bách tâm tư.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)