Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Người thầy bước ra từ ngôi trường đậm đà bản sắc dân tộc

Tạp Chí Giáo Dục

Trong thi gian t chc thc hin d án “Phát trin giáo viên tiu hc”, B GD-ĐT đã t chc chuyến đi hc tp v “Chun ngh nghip giáo viên” ti Trung Hoa. Trong chuyến đi đó, tôi cũng tham d.


Tác gi Lê Ngc Đip trong chuyến thăm Trưng Tiu hc Thc hành ĐH Sư phm Bc Kinh, Trung Hoa

Đoàn chúng tôi đến Bộ Giáo dục (Trung Hoa). Tại đây, Chánh Văn phòng bộ đã tiếp đoàn tại phòng lễ tân, hai bên chào hỏi nhau. Sau đó hướng dẫn đoàn đến văn phòng Vụ Tiểu học nghe thuyết trình ngắn gọn về nguyên tắc quản lý ở Bộ Giáo dục; quyền hạn, trách nhiệm của địa phương, nhận tài liệu và được giới thiệu đến thăm Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sư phạm Bắc Kinh.

1. Xe đến cổng Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sư phạm Bắc Kinh. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là người bảo vệ với sắc phục có cầu vai, phù hiệu, nai nịt gọn gàng nghiêm trang. Anh đứng đưa tay ra hiệu cho xe dừng lại. Tài xế bước xuống trình giấy tờ, sau đó quay lại cửa xe nói là theo quy định yêu cầu quý khách bước xuống để đi bộ vào trường.

Từ cổng trường nhìn được toàn thể ngôi trường mang đậm màu sắc Trung Hoa – với tường đỏ, ngói đỏ, những cây cột tròn nâng đỡ cho tầng cao. Trên nóc là mái cong uốn lượn. Các tấm biển sơn son thiếp vàng. Từ lối đi nhìn trực diện là bức tượng bằng đồng, phía sau là quyển sách mở ra được dựng lên gần kề một hồ cạn trồng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, tươi mát. Tượng đồng là hình ảnh cô giáo với một em học sinh có chữ “Ái”. Bên dưới bức tượng có hàng chữ, được người hướng dẫn dịch theo tiếng Việt cho chúng tôi biết nội dung đại ý là: “Học sinh đến trường học bằng tình thương”. Đây là một biểu tượng nghệ thuật. Người xem vừa chiêm ngưỡng vừa thán phục và cảm thấy xúc động trong môi trường giáo dục tiểu học. Cạnh đó có một sân với nhiều cây cỏ được chăm sóc nên rất mịn màng. Trên sân phơi bày các bia và hình ảnh phát minh của Trung Hoa từ thời đầu của nhân loại mà sau này thế giới cải tiến và hoàn thiện dần dần để sử dụng như: Tên lửa, la bàn, gốm sứ… Phía bên kia cổng trường là cái lồng chim bằng sắt rất to. Trong lồng không có con chim nào, cửa lồng mở ra với hàng chữ “Từ mái trường thân yêu học sinh sẽ tung bay khắp 4 phương trời”. Người xem hình dung học trò của ngôi trường này sẽ tỏa đi khắp thế giới khi đã đầy đủ tri thức làm người.

Đi thêm vào là một khu vườn xanh um như một khu rừng thu nhỏ chỉ trồng cây tre, cây trúc có bức tượng Khổng Tử đang ngồi và trước mặt là học trò đang cầm máy ảnh đứng ngắm nghía chuẩn bị ghi hình, với câu: “Học tập Văn hóa Truyền thống và hiện đại”.

2. Chúng tôi được Hiệu trưởng nhà trường đón và đưa vào phòng khách. Gian phòng rộng lớn, trên tường trang trí tranh thủy mặc và thư pháp của các hoạ sĩ và đại học sĩ. Một hàng dài trên cao xung quanh phòng là chân dung các vị tổng thống, lãnh tụ khắp thế giới đã đến đây thăm trường.

Đoàn chúng tôi được mời dùng trà và nghe giới thiệu một chút về trà đạo đặc sắc Trung Hoa với cách pha chế nghệ thuật, có hơi cầu kỳ một chút được các cô giáo mang ra đãi khách.

Hiệu trưởng giới thiệu ngắn gọn về ngôi trường và đưa đoàn xuống thăm thư viện, các lớp học. Thư viện trưng bày cũng không khác với các thư viện trường học nhưng ghế ngồi cho học sinh đọc sách là hình dáng các con vật trong 12 con giáp theo Trung Hoa. Những chiếc ghế ngộ nghĩnh và đầy chất trẻ thơ làm cho phòng đọc thêm thú vị. Đến phòng học tin học, phòng thí nghiệm và xem các em học tiếng Anh với người nước ngoài. Ở đây, theo nhận xét của riêng tôi thì không so sánh được với các lớp học ở Singapore, Hàn Quốc.

Trong chuyến công tác này, đoàn còn đến các trường tiểu học ở Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến. Tuy nhiên Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sư phạm Bắc Kinh để lại một ấn tượng sâu sắc với khuôn viên, hình ảnh trang trí mang tính giáo dục tiểu học, đậm bản sắc Trung Hoa và hiện đại mà sinh viên sư phạm đến để học tập làm thầy.

Mùa xuân đến, tôi mơ ước TP.HCM cũng sẽ có được ngôi trường tiểu học thực hành đậm đà bản sắc Việt Nam, văn minh và tân tiến để sinh viên được học tập trở thành những lương sư cho giáo dục nước nhà.

ThS. Lê Ngc Đip

Thưa cô

Kính gửi cô giáo của các em

 

Thưa cô! Em là học trò chưa ngoan

Nên bài vở em làm không được tốt

Nhưng trong lòng em, cô là số một

Vì sự bao dung, độ lượng, nhân từ.

 

Nhà em nghèo, em không phải trò hư

Cô vuốt tóc, nắm tay khuyên gắng học

Mai khôn lớn mưu sinh trong cuộc sống

Làm con người lương thiện ở thế gian.

 

Em nghe cô và thương những gian nan

Giọt mồ hôi trôi theo đường phấn trắng

Mấy chục bạn ngồi nghe lời cô giảng

Thấm vào lòng thấm trong cả giấc mơ.

 

Người chèo đò đưa khách cập bến bờ

Có người quên, em cả đời ghi nhớ

Cô giáo em biết thương trò nghèo khó

Tận tuy, chắt chiu tim óc của mình.

 

Như người mẹ hiền luôn có lòng tin

Cho các con mỗi ngày thêm kiến thức

Thương cô lắm với lòng yêu kính nhất

Để làm người sống hiền hậu như cô.

Lê Ngc Đip

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)