Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Người thầy cần được quan tâm đúng mực!

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, nhiu ngưi quan tâm vic tìm quà phù hp đ tng thy cô ca bn thân, ca con em mình; nhiu cơ quan, đơn v đến thăm hoc gi lng hoa chúc mng các nhà giáo, cơ s giáo dc. Vi nhiu thy cô, nhn đưc hoa, quà (k c hin kim), li chúc… hn ít nhiu có nhng nim vui, nhưng không phi ai cũng có nim vui trn vn, khi mà đng sau đó s quan tâm thc s thì vn còn b ng.

Giáo viên xem li v bài hc ca hc sinh trưc khi dy bài mi. Ảnh: N.Trinh

Mối lo của nhiều người đứng trên bục giảng là vấn đề thu nhập, thì dù có nhiều cố gắng của Nhà nước nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng. Có những giáo viên còn nặng “nợ áo cơm” nên khó lòng hết sức cho sự nghiệp “trồng người”. Đó là các  giáo viên mầm non ở nhiều đô thị, vốn có thời gian làm việc nhiều hơn hẳn các nhóm giáo viên khác, có khối lượng công việc nặng nề với vô số việc không tên, nhưng thu nhập lại khá thấp. Đó là những giáo viên bám thôn, bám bản, bám biển đảo, gắn bó với vùng đồng bào dân tộc thiểu số… trong điều kiện đi lại, ăn ở, làm việc hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó, còn không ít giáo viên chưa có được môi trường làm việc thuận lợi. Đó là tình trạng giáo viên còn phải “dạy chay” khi thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học, khiến kết quả dạy và học không được như mong muốn, khó phát huy được đầy đủ năng lực và tâm huyết của người thầy. Đó là việc không ít giáo viên chưa nhận được thái độ ứng xử đúng mực của cấp trên, của cơ quan hành chính trong việc phân công công việc, điều động, bổ nhiệm…, kể cả cách ứng xử bạo lực, thiếu văn hóa của một số “phụ huynh cá biệt”. Không chỉ vậy, ở một số địa phương, tìm được chỗ dạy bây giờ trở nên rất khó khăn. Không phải chỉ có năng lực quyết định được việc nhận lớp, mà có khi còn do thân quen, do gửi gắm, kể cả phải “chạy”. Thậm chí, khi giáo viên dôi dư thì cuộc “chạy đua” để được ở lại trở nên rất khốc liệt. Giáo viên không có biên chế dù năng lực tốt có thể phải tìm công việc khác; giáo viên dù đã có biên chế nhưng qua các đợt “sắp xếp”, điều chuyển, có thể không có môi trường làm việc thuận lợi, cũng phải đành nghỉ việc. Hay với một dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT, nhà giáo bị đặt trong hoàn cảnh bị “đe dọa” xử phạt bằng nhiều hình thức, ở nhiều dạng, mà bất kỳ cách xử phạt hay mức phạt nào cũng được cho là kém nhân văn, là ảnh hưởng đến hình tượng của nhà giáo.

Dĩ nhiên, vẫn còn tình trạng một số ít giáo viên chưa mẫu mực trong ứng xử với học sinh, còn có biểu hiện không phù hợp chuẩn mực đạo đức của nhà giáo, hành xử thô bạo hoặc không bảo đảm tính sư phạm, còn ít trau dồi kiến thức, còn cố chèo kéo học sinh đến học thêm… Nhưng xét cho cùng, ở những trường hợp này, vẫn có lỗi khách quan chứ không thể đổ hết trách nhiệm cho các giáo viên đó. Chẳng hạn, có khi giáo viên chưa đạt chuẩn kiến thức, đạo đức là chính do khâu đào tạo trong nhà trường chưa chặt chẽ; việc ứng xử chưa tốt có khi do sự thiếu gương mẫu của cán bộ quản lý giáo dục hoặc sự kiểm tra, giám sát chưa nghiêm của ban giám hiệu; việc ít trau dồi kỹ năng, trình độ có thể do khối lượng công việc quá nhiều (nhất là với giáo viên tiểu học, mầm non); việc lôi kéo dạy thêm có khi do điều kiện kinh tế quá khó khăn…

Sau gi dy trên lp, v nhà giáo viên còn phi làm bao nhiêu công vic khác như chm đim, ghi li nhn xét… Ảnh: B.Vân

Đặc biệt, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, sự thăm viếng, tặng quà đối với nhiều giáo viên nhưng cũng không có nghĩa là đã thể hiện sự quan tâm đầy đủ. Liệu từng đơn vị quản lý giáo dục (trường, phòng, sở…) xem xét đầy đủ nguyện vọng, nhu cầu của giáo viên trong việc bố trí, phân công công việc chưa, có chú ý đầy đủ đến các chế độ đãi ngộ chưa? Liệu các cơ quan quản lý Nhà nước (nhất là UBND cấp tỉnh, cấp huyện) đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn, thi tuyển giáo viên một cách công bằng, khách quan chưa hay còn tình trạng gửi gắm, chạy chọt? Liệu các đoàn thể có phối hợp tốt với ngành giáo dục trong việc tuyên truyền, giáo dục để hạn chế tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, thanh thiếu niên chậm tiến chưa? Liệu phụ huynh tặng quà cáp nhưng đã thực sự tôn trọng các nhà giáo chưa, có quan tâm phối hợp để giáo dục con em mình tốt hơn không?…

Như vậy, xét nhiều mặt, sự quan tâm của các ban ngành, của xã hội đối với nghề giáo, đối với nhà giáo là có nhưng chưa toàn diện, chưa đầy đủ, đôi lúc đôi nơi còn có tính bề nổi, phong trào. Nhiều người cho rằng nghề giáo là “cái máy cái”, tức là nơi đào tạo ra lớp người mới chuẩn bị thay thế cho lớp người cũ, là những người “trồng người”… Đó là những người có sứ mạng cao cả, thiêng liêng mà xã hội ta đã đúc kết thành những quan niệm hết sức có ý nghĩa, như vị trí “quân – sư – phụ” hay tinh thần “tôn sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”… Do đó, rất cần sự quan tâm đầy đủ hơn, đúng mực hơn, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, không chỉ về công việc hiện tại mà còn thúc đẩy sự phát triển, thăng tiến, không chỉ về nghề nghiệp mà còn về vị trí xã hội, không chỉ trong mối quan hệ với học sinh mà còn nhiều mối quan hệ khác…

Cho nên, đừng tưởng rằng đã đến thăm viếng thì coi như làm tròn trách nhiệm, đã tặng quà là đã đủ tôn trọng. Những nhà giáo chân chính luôn có sự tự trọng cao, có lòng yêu nghề và trách nhiệm với công việc, có sự quan tâm đến đối tượng mình giảng dạy. Họ luôn cần được quan tâm, ứng xử tinh tế, nhân văn. Làm được điều đó thì sự tôn vinh người thầy trong Ngày Nhà giáo Việt Nam nói riêng và trong tất cả các ngày khác mới thực sự đúng nghĩa!

Nguyn Minh Hi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)