Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người thầy của những học trò nổi tiếng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà giáo – đo din – NSƯT Lê Văn Tĩnh là thy ca rt nhiu ngh sĩ ni tiếng hin nay như: NSND Trn Ngc Giàu, NSND Hng Vân, NSƯT Thành Lc, NSƯT Thành Hi, NSND Trnh Kim Chi, NSND M Uyên, NS Ái Như, NS Quc Tho, NS Thanh Thy, NS Minh Nhí, NS Hng Đào, NS Khánh Hoàng, NS Trung Dân, NS Quyn Linh, NSƯT Tuyết Thu, đo din Hoàng Dun… Là mt đo din rt ni tiếng, đưc mnh danh là “Vua hài kch dân gian”, NSƯT Lê Văn Tĩnh mt năm 2021 trong s thương tiếc ca các thế h hc trò, ngh sĩ đng nghip và gia đình.

Đạo diễn – NSND Trần Ngọc Giàu

Lúc sinh thời, khi nhắc lại những thế hệ học trò mà mình đã “đưa đò”, đạo diễn Lê Văn Tĩnh thường kể về hai người học trò đặc biệt nhất của ông là NSƯT Thành Lộc và NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM.

Đo din – NSND Trn Ngc Giàu: “Không có thy s không có tôi hôm nay”

Có thể nói không ngoa là nếu như không có thầy Lê Văn Tĩnh thì sẽ không có Trần Ngọc Giàu hôm nay. Lúc tôi lên năm ba, trường vẫn còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy bởi nặng về lý thuyết hơn thực hành và gần như quyết định sẽ giải tán lớp đạo diễn của chúng tôi. Từ khi được thầy dạy, thầy mang đến một luồng sinh khí mới và thay đổi cách dạy lâu nay mà chúng tôi được học.

Học trò của thầy hồi ấy, đến năm thứ ba vẫn chưa được cho ra ngoài đi diễn. Giảng dạy nghệ thuật rất khác những ngành nghề khác, vì hay có những sáng tạo đột xuất mà nhiều khi trong bài bản không có, tôi lanh trí ghi nhớ tất cả những gì thầy nói, kể cả chỉ nói vui ngoài giờ học. Thế là đến lúc diễn tiểu phẩm, tôi đã vận dụng những mảng miếng mà thầy chỉ dẫn đưa vào trả bài. Đến khi nghe tôi nói đó là nhờ thầy chỉ thầy vẫn không sao nhớ nổi thầy đã nói điều đó từ bao giờ và ở đâu. Thế nhưng, suốt bao nhiêu năm dạy chúng tôi, thầy ít khi nào khen mà chỉ toàn chê để chúng tôi không ảo tưởng mà cố gắng làm tốt hơn cho sau này.

Hồi đó, chúng tôi ngày ấy thường đùa với nhau rằng, phương pháp dạy của thầy Tĩnh là phương pháp “huấn nhục”. Bởi vì thời chúng tôi đi học, thầy “hành” chúng tôi rất nhiều. Những công việc hậu đài, đi dựng cho các đoàn nghiệp dư như là một cực hình đối với sinh viên, thầy đều bắt chúng tôi làm cả. Và tôi là một học trò bị thầy “đì” nhiều nhất vì chuyện gì thầy cũng bắt tôi làm. Chỉ cho đến khi rời ghế nhà trường bước vào đời, tôi mới thấy những chuyện ấy giúp cho tôi nhiều lắm, nhất là hiện nay ở cương vị quản lý, những chuyện “bếp núc” sân khấu tôi đều biết cả để lãnh đạo nhân viên của mình và hiểu được những công việc mà họ đang làm.

Ngoài những lúc nghiêm khắc trên giảng đường ra, thầy là một người rất vui tính và có tấm lòng rất bao dung với học trò. Hồi ấy, chúng tôi hầu hết đều là sinh viên đi học xa nhà, cuộc sống rất khó khăn, thầy cũng chẳng khá giả gì, thế nhưng đứa nào gặp cảnh túng thiếu thầy đều nhường cơm xẻ áo, chia sẻ những khó khăn với học trò. Nhà thầy hồi ấy giống như một “ngôi nhà chung” cho tất cả các sinh viên. Chúng tôi mãi nhớ công ơn của thầy!

NSƯT Thành Lc: “Luôn nh ơn ngưi thy khó tính”

Tôi vẫn còn nhớ khoảng năm 1979, vào năm học thứ hai tại Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM), tôi học lớp diễn viên, còn anh Trần Ngọc Giàu học lớp đạo diễn. Lúc đầu, thầy Lê Văn Tĩnh không phụ trách giảng dạy hai lớp diễn viên và đạo diễn. Nhưng sau đó, thầy được nhà trường giao phụ trách hai lớp này với nhiệm vụ vực dậy tình hình sinh viên bị mất căn bản quá nhiều.

NSƯT Thành Lộc

Có thể nói thầy Lê Văn Tĩnh là người thầy rất tận tâm với học trò, nhưng thầy cũng nổi tiếng là người rất khó tính trong giảng dạy. Nhưng chính cái “khó tính” ấy mà nhiều học trò khi thành danh không thể nào quên thầy. Tôi còn nhớ trong một tiểu phẩm thầy dựng cho chúng tôi là “Đánh ghen”, chỉ với một động tác bắt ếch của tôi diễn ra trong vòng 2 phút nhưng thầy bắt tôi phải tìm cách biểu diễn mọi tư thế bắt ếch trong vòng nửa tiếng. Những vở lớp tôi dàn dựng, khi hội đồng góp ý, thầy bắt nửa giờ sau chúng tôi phải báo cáo lại cách chỉnh sửa cho thầy. Hồi đó, chúng tôi rất sợ phương pháp này của thầy nhưng bây giờ mới hiểu, chính nhờ vậy mà tạo được hiệu quả cho chúng tôi, bắt buộc học trò phải động não suy nghĩ những phương pháp giải quyết mà không thụ động trông chờ vào thầy. Khi tôi đứng trên đỉnh cao danh vọng, sợ tôi ngủ quên trong chiến thắng”, thầy thường nhắc nhở tôi: “Dù đã trở thành nghệ sĩ được nhiều người yêu mến, em cũng nên tự tìm tòi học hỏi kiến thức văn hóa lẫn kiến thức nghệ thuật từ những người thầy, các bậc đàn anh, đàn chị đi trước để hoàn thiện mình. Là một nghệ sĩ, để giữ vững danh hiệu và tình thương trong lòng khán giả thì phải song hành hai yếu tố tài và đức. Bởi những nghệ sĩ có tài, có năng khiếu cộng thêm có đức thì ngày càng tỏa sáng và tồn tại khẳng định mình lâu dài hơn”.

Nhà giáo – đạo diễn – NSƯT Lê Văn Tĩnh và học trò NSND Trịnh Kim Chi

Nhà giáo – đo din – NSƯT Lê Văn Tĩnh sinh năm 1935 vi hơn 65 năm kinh nghim dy hc, dàn dng, sáng tác kch bn cho kch, ci lương, phim truyn hình. Thi tr, thy tng tham gia kháng chiến chng Pháp. Năm 1944, thy theo cha vào chiến khu và tp kết ra Bc năm 17 tui, đưc phân công v Đoàn Văn công Khu 5, sau đó ra nưc ngoài tu nghip 6 năm v ngành đo din. Khi vc, thy làm công tác qun lý nhiu đoàn văn ngh như Bông Hng, Phưc Chung… Năm 1979, thy v dy ti Trưng Ngh thut Sân khu 2. Thy đã dàn dng hàng trăm v kch, ci lương và đot đưc rt nhiu gii thưng danh giá.

Một lời dạy nữa của thầy mà tôi luôn luôn ghi nhớ: “Giá trị con người không phải là vẻ hào nhoáng bề ngoài, giá trị nằm trong sự vĩ đại giản dị”. Chính vì luôn ghi nhớ lời thầy mà sau này dù được các đạo diễn săn đón, khán giả hâm mộ nồng nhiệt nhưng chưa bao giờ tôi bị mắc bệnh ngôi sao cũng như chèn ép đàn em. Thú thật, cho đến bây giờ tôi vẫn lái xe máy đi diễn kịch, đóng phim, nếu quay phim ở xa thì đi xe đoàn. Không phải tôi không đủ tiền mua xe hơi mà vì tôi thấy không cần thiết.

Anh Khôi

Bình luận (0)