Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Người thầy đã dệt gấm ước mơ và hoài bão

Tạp Chí Giáo Dục

“Tôi biết ơn thy nhiu lm. Thy đã cho tôi nhng kiến thc vô cùng quý báu đ tôi không ch to ra giá tr cho bn thân mà còn tiếp ni thy gi gìn giá tr truyn thng. Tôi s luôn áp dng li dy ca thy vào công vic, cuc sng và chia s li cho cng đng”.


Din gi văn hóa H Nht Quang chăm sóc GS.TS Trn Văn Khê khi ông nm vin. Ảnh: NVCC

Đó là chia sẻ của diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang khi nói về người thầy kính yêu cố GS.TS Trần Văn Khê – nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân tộc nổi tiếng của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Cm ơn li dy ca thy!

Năm 1995 diễn giả Hồ Nhựt Quang đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Đông phương học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM). Ngày đó, anh có cơ hội tham dự chuyên đề về nghệ thuật khóc và cười trên sân khấu do GS.TS Trần Văn Khê làm diễn giả. Thầy không chỉ diễn giải chi tiết 36 kiểu khóc và 36 kiểu cười mà còn phân tích, so sánh nghệ thuật giữa các vùng miền, quốc gia với nhau. Không chỉ nói, thầy còn thị phạm từng kiểu cười, khóc để sinh viên dễ hiểu. Bằng vốn kiến thức chuyên sâu thêm phương pháp truyền đạt hấp dẫn, buổi giao lưu giúp sinh viên mở mang nhiều điều thú vị và thậm chí khiến cười đau cả bụng. Cũng nhờ cách truyền cảm hứng của thầy, cậu sinh viên Nhựt Quang cảm thấy nghệ thuật không rời xa cuộc sống và càng thấm thía hơn khi nghe thầy tóm gọn: “Trong cuộc sống, khi chúng ta vui thì cười, buồn thì khóc. Nhưng đôi khi khóc cười đan xen. Mỗi con người khi sinh ra ai cũng khóc, trong khi bao nhiêu người khác lại cười để chào đón sinh linh mới chào đời. Nhưng cái diễm phước nhất, đích đến cuối cùng của con người viên mãn nhất chính là được mỉm cười nhưng bao nhiêu người khác khóc thương tiếc cho sự ra đi của mình. Đó chính là đích đến để đạt được hạnh phúc, là quá trình đấu tranh, tôi rèn lâu dài…”.

Sau khi nghe thầy nói, sinh viên Nhựt Quang như cảm thấy mình được lớn lên, nhiều khung trời mới mở ra. Sau đó, GS.TS Trần Văn Khê đã bật mí cho anh phương pháp nghiên cứu văn hóa. “Thầy khuyên, trong nghiên cứu văn hóa nên có phương pháp so sánh, đối chiếu. Lấy văn hóa dân tộc Việt Nam làm chủ đạo, sau đó so sánh, đối chiếu với văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác. Như vậy, sẽ dễ nhớ, thấy tự hào và cảm nhận được sự sâu sắc của văn hóa nước nhà. Hay khi phân tích về anh hùng dân tộc hay danh nhân văn hóa thế giới, chúng ta hãy nhìn về mặt tích cực, những đóng góp, sự hy sinh của họ đối với nhân dân thì chúng ta sẽ thấy họ là người thân của mình. Khi họ trở thành người thân thì chúng ta sẽ không bao giờ quên tên, tuổi cũng như những việc làm vì dân vì nước của họ. Khi chúng ta có kiến thức chuẩn chúng ta sẽ đi đến chứng minh. So sánh, đối chiếu và chứng minh là phương pháp mà tôi được thầy truyền dạy”, diễn giả Nhựt Quang chia sẻ.


Din gi văn hóa H Nht Quang (th 7, tính t trái) cùng mt s thành viên trong CLB Nghiên cu và Vinh danh Văn hóa Nam b trong mt chương trình sân khu hóa. Ảnh: NVCC

Sau buổi hôm đó, sinh viên Nhựt Quang bắt đầu tìm hiểu nhiều về GS.TS Khê và đọc được cuốn hồi ký của thầy, trong đó có đoạn: “Không ai chọn cửa mà sanh, và cũng không ai trong đời chưa từng ít nhiều trải qua sóng gió. Khi cuộc sống đẩy bạn vào một nghịch cảnh, cũng rất có thể đang trao cho bạn một cơ hội để bạn vững vàng hơn trong dòng đời”. Sinh viên Nhựt Quang ngộ ra rằng, sao thầy nói hay và đúng quá. Bản thân anh cũng sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từng đi bán vé số để đóng học phí. Nhưng anh may mắn vì còn có cha mẹ, anh chị em và con đường tương lai còn rộng mở trong khi thầy mất cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ vào tình yêu thương của người cô của mình. Nhờ đọc được câu nói của thầy, sinh viên Nhựt Quang đã mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh.

Luôn gi “ngn la thiêng” thy trao

Ra trường, dù trải qua nhiều công việc nhưng lúc nào tình yêu văn hóa, nghệ thuật truyền thống cũng thôi thúc anh Nhựt Quang. Những đồng tiền mà anh kiếm được đều đầu tư vào sách vở, tìm cơ hội để đi đến những di tích lịch sử, tiếp cận những di sản văn hóa, tìm hiểu những danh nhân văn hóa… May mắn khi anh trở thành một hướng dẫn viên du lịch, anh vừa được đi làm vừa thỏa mãn đam mê. Những câu chuyện về văn hóa Việt Nam được anh đưa vào ngành du lịch, kể cho du khách nghe qua những chuyến tham quan. Đó cũng là cách mà anh tự tạo giá trị nghề nghiệp cho mình. Có những đoàn sau khi được anh dẫn tour, họ mong muốn những chuyến đi tiếp theo phải có anh đồng hành, thậm chí có những khách đoàn yêu cầu phải có anh thì họ mới ký hợp đồng.

Năm 2006, GS.TS Khê trở về Việt Nam định cư sau thời gian dài sinh sống và làm việc ở Pháp. Thông qua những buổi hội thảo, tọa đàm về văn hóa, tình thầy trò giữa GS.TS Khê cùng cậu sinh viên ngày nào càng thêm sâu sắc. Ngày 12-9-2014, GS.TS Khê chính thức thành lập CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam bộ, anh Nhựt Quang làm Chủ nhiệm. Từ CLB này, anh cũng như những người yêu văn hóa đã cùng nhau rèn luyện và tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu văn hóa.

Lần đầu tiên, Nhựt Quang chính thức được làm diễn giả trong chương trình “Tản mạn ẩm thực qua thơ ca” được tổ chức tại nhà riêng của GS.TS Khê. Trước khi chương trình diễn ra 2 ngày, GS.TS Khê phải nhập viện vì tuổi già, sức yếu. Sợ mình không được bác sĩ cho về để chứng kiến chương trình của học trò, GS.TS Khê đã nhờ người thân hỗ trợ quay lại đoạn clip để động viên học trò. Những gì thầy nói trong đoạn clip cũng là những lời khuyên mà diễn giả Nhựt Quang luôn xem đó là bài học trước khi cầm mic: “Thầy có lời khuyên cho con. Khi con làm bất cứ việc gì, dù mình giỏi cỡ nào, trình độ tới đâu nhưng sự khiêm cung từ tốn là yếu tố tiên quyết. Bởi con người ai cũng có cái sai. Nếu mình lỡ có sai thì những người thương mình sẽ chỉ dạy cho mình mà không làm mình tổn thương. Nếu mình tổn thương sẽ bị mất cảm xúc, năng lượng và khó có thể tiếp tục, duy trì con đường nghiên cứu văn hóa. Cho nên mình phải khiêm tốn”.


Din gi văn hóa H Nht Quang gii thiu văn hóa cho các em hc sinh ti bo tàng. Ảnh: NVCC

Đối với diễn giả Nhựt Quang, điều đặc biệt ở GS.TS Khê là khi gặp bất cứ ai, thầy cũng không bao giờ có lời phê phán, chê bai tiêu cực mà luôn tìm giá trị tích cực trong quá trình nghiên cứu học tập của mình. “Cái gì học trò làm chưa được thầy sẽ hỏi rõ và góp ý những giải pháp tiến bộ hơn. Chính điều đó mình thấy bản thân có giá trị và ngày càng tiến bộ. Thầy luôn bao dung và biết quản lý cảm xúc của chính mình để không làm tổn thương người khác”, diễn giả Nhựt Quang nói về thầy.

Nhờ sự dạy dỗ, giúp đỡ của cố GS.TS Trần Văn Khê, những buổi nói chuyện của diễn giả Nhựt Quang luôn hay và hấp dẫn. Anh còn sáng tác hơn 100 tác phẩm tuồng, vọng cổ, trích đoạn cải lương ca ngợi về những anh hùng dân tộc, làm sống lại những lát cắt lịch sử vàng son. Anh dùng những tác phẩm này để biểu diễn trong nhiều trường học. “Tôi mong muốn các em học lịch sử một cách nhẹ nhàng. Qua việc sân khấu hóa, các em còn được tham gia trở thành những anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… Khi các em tham gia, các em sẽ yêu và không bao giờ quên lịch sử nước nhà”, diễn giả Nhựt Quang bày tỏ.

H Trinh

Bình luận (0)