Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Người thầy dạy giỏi: Trách nhiệm với học sinh, nghĩa tình của đồng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc là ngh nghip. Khi bn tt nghip ph thông, bn đng trưc mưi hai bến nưc. Chn bến nào là chuyn đi s ca đi ngưi. Có ngưi chn vì yêu thích, vì đó là hình nh lý tưng luôn p trong tâm trí và vì xã hi “tôn sư trng đo”. Có ngưi do tình c, ngu nhiên như là duyên s tri dành. Bn đến vi ngh dy hc có th là như vy.


5 giáo viên tiu hc ca TP.HCM đt gii nht Hi thi Giáo viên dy gii cp quc gia năm 2004

1.Dạy học là một nghề, giáo viên phải nuôi sống bản thân vì bạn là công dân trong xã hội. Nghề của bạn là dạy học trò. Bạn cũng phải luôn tiếp tục học tập, rèn luyện, tìm tòi để nâng cao tay nghề, mỗi năm phải dạy tốt hơn, dạy giỏi hơn.

Người thầy phải được học sinh yêu quý, thích học và học có kết quả tốt đẹp. Phụ huynh tin tưởng, đôi khi còn thấy có chút may mắn nên “trăm sự nhờ thầy”. Và với người thầy, luôn thấy mỗi ngày đến trường, đứng trên bục giảng nhìn ánh mắt học trò chăm chú học tập thật đáng yêu, nghề dạy học thật là hạnh phúc.

Bạn là người lao động dạy học với tay nghề giỏi. Trong ngành và xã hội công nhận. Thi “Giáo viên dạy giỏi” là một việc đương nhiên, bình thường của nghề nghiệp. Tuy nhiên việc tổ chức, các bước tiến hành để tất cả đồng nghiệp đều thấy là khoa học, đúng mực, sư phạm và người thầy được tôn vinh là xứng đáng đứng trên bục danh dự. Nếu không sẽ là phản sư phạm, làm xấu xí hình ảnh người thầy, làm mất đi bản chất mô phạm của giáo dục. Khi hiện tượng tiêu cực ngày càng nhiều thì trở thành bản chất. Ngày nay, trường học, xã hội, chính bản thân người thầy thấy có chút băn khoăn sợ mọi người hiểu thi giáo viên dạy giỏi chỉ là hình thức đóng vai để diễn trên sân khấu học đường.

Tôi công tác ở Sở GD-ĐT gần 20 năm, nhiều lần theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Mỗi lần có một cách thức khác nhau, có lẽ do điều kiện và chương trình dạy học mỗi thời điểm có những đặc trưng riêng biệt. Những giáo viên dạy giỏi được Bộ GD-ĐT công nhận, cấp bằng đều phát huy tích cực và trở thành những hạt nhân chuyên môn được tin tưởng.

2.Năm 2004, Bộ GD-ĐT chia cả nước ra thành nhiều khu vực để tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. TP.HCM thuộc khu vực miền Đông Nam bộ có 10 tỉnh, thành thi chung một hội đồng đặt tại tỉnh Tây Ninh. Theo đó, mỗi tỉnh, thành có 10 giáo viên được sở GD-ĐT tuyển chọn dự thi, kỳ thi diễn ra trong một tuần. Kỳ thi có 2 phần, thi lý thuyết – thí sinh làm bài trong 120 phút. Nội dung là tài liệu về giáo dục tiểu học do Bộ GD-ĐT cung cấp. Sau đó giáo viên thi thực hành tại một trường tiểu học của tỉnh Tây Ninh do Hội đồng thi phân công. Thí sinh được đến trường làm quen với lớp, với học sinh rồi sau đó lên tiết dạy cho ban giám khảo dự và chấm điểm.


Lãnh đo, chuyên viên Phòng Giáo dc Tiu hc (S GD-ĐT TP.HCM) và các giáo viên tiu hc tham gia Ngày hi giao lưu giáo viên dy gii toàn quc ti TP.Đà Nng năm 2012

Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thi này đầu tiên ở khu vực phía Bắc tại Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái. Lúc đó, Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM) xin phép lãnh đạo sở thành lập một đoàn đến quan sát, tham khảo cách tổ chức. Đoàn do anh Huỳnh Công Minh – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP làm Trưởng đoàn. Các thành viên là chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học và hiệu trưởng các trường tiểu học có giáo viên dự thi. Đoàn được đón tiếp chu đáo và tạo mọi điều kiện để nghiên cứu, học tập.

Về TP.HCM, Phòng Giáo dục Tiểu học lập kế hoạch bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên, kiểm tra bằng cách gọi điện thoại vào buổi tối, trả lời các nội dung giáo viên chưa hiểu. Có hiệu trưởng mời giáo viên ăn sáng để trực tiếp giúp nắm vững bài học. Có giáo viên mời đến nhà hay đến trường giải thích…

Khi hội thi diễn ra, mỗi phòng giáo dục quận, huyện đem đến tỉnh Tây Ninh một chiếc xe hỗ trợ đồ dùng dạy học do nhà trường tự làm thật công phu, tỉ mỉ và rất đẹp để giáo viên minh họa. Giáo viên của TP.HCM đến các trường nhận được sự tận tình giới thiệu và giúp đỡ của ban giám hiệu. Nhờ vậy thầy cô làm quen và nắm được tâm lý, trình độ, thói quen của học sinh địa phương. Kết quả hội thi, 10 thầy cô đều đạt hạng nhất, TP.HCM đạt giải nhất toàn đoàn. Hiện nay, những giáo viên giỏi năm đó đều là cán bộ quản lý ở trường, phòng GD-ĐT quận,  huyện và Sở GD-ĐT. Đơn cử như cô Lâm Hồng Lãm Thúy – giáo viên giỏi cấp quốc gia năm 2004 hiện là Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.

Năm 2012, Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc tổ chức hội thi và giao cho các sở GD-ĐT sau đó gửi danh sách về bộ và công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. TP theo tỉ lệ giáo viên được Bộ GD-ĐT cho số lượng là 20 thầy, cô. Bộ tổ chức Ngày hội giao lưu giáo viên dạy giỏi toàn quốc tại TP.Đà Nẵng. Các tỉnh, thành trao đổi kinh nghiệm. Bộ GD-ĐT giới thiệu những cách làm sáng tạo, đậm nét sư phạm tiểu học…


Danh sách 10 giáo viên gii bc tiu hc đu tiên ca TP.HCM d thi Giáo viên gii toàn quc năm 1999

3.TP.HCM coi việc thi giáo viên dạy giỏi là sinh hoạt chuyên môn của tất cả trường tiểu học nhằm khuyến khích thầy, cô nâng cao tay nghề. Tìm kiếm tư liệu, cải tiến phương pháp giảng dạy, hiểu rõ học sinh để giúp các em học tập tốt hơn, vui hơn. Phòng Giáo dục Tiểu học yêu cầu và mong muốn thầy cô tham dự sôi nổi, nhiệt tình vì chính mình, vì trái tim yêu nghề của mình và cũng là vì học sinh thân yêu. Các trường không tổ chức qua loa, hình thức, chạy theo thành tích mà không thực chất để trình độ nghề nghiệp bị chậm lại phía sau. Trong mỗi ngôi trường, mỗi lớp học, các thầy cô thức đêm dậy sớm, thêm ý này bớt dòng nọ cho trang giáo án thật rõ ràng, cho các tiết dạy thật sôi nổi, học trò thích học và tiếp thu bài học dễ dàng hơn, tốt hơn. Thầy cô danh dự đạt giải là do tài năng và cũng là công trình tập thể với biết bao sự đóng góp của đồng nghiệp, chung tay nhau xây dựng, điều chỉnh đến từng lời, từng chữ, từng phút cho một tiết giảng dạy. Không có thầy, cô nào tự mình đứng lên mà không có đóng góp, san sẻ của bạn bè đồng nghiệp. Ban giám hiệu thì luôn tìm mọi phương tiện hỗ trợ học cụ và tinh thần. Học sinh thì phấn khởi, vui vẻ, tích cực đồng lòng hưởng ứng. Vì vậy, khi đạt giải thầy, cô thấy trách nhiệm là phải chia sẻ, lan tỏa cho tất cả giáo viên để cùng nhau giảng dạy tốt hơn, phương pháp hay hơn mang nét đẹp mẫu mực của những nhà mô phạm. Đó mới chính là mục tiêu của hội thi, để tất cả cùng làm cho giáo dục tiểu học mỗi ngày, mỗi năm học tốt hơn và là niềm tin yêu của phụ huynh, xã hội.

Thầy, cô chưa đạt các yêu cầu của hội thi nhưng cũng là một phần của giáo viên dạy giỏi. Thầy, cô cũng đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm sư phạm cho hội thi. Tất cả là những giáo viên rất tốt, dạy rất hay, cống hiến một cách thầm lặng cho đồng nghiệp, cho ngôi trường và cho nhân vật quan trọng nhất là học trò thân yêu. Thầy, cô luôn được phụ huynh tin tưởng, quý mến, kính trọng và xã hội đặt niềm tin.

Giáo viên dạy giỏi qua các thời kỳ đều trở thành những nhà giáo mẫu mực; thành những nhà quản lý giáo dục được đồng nghiệp tin cậy, học sinh yêu thương, là niềm tin của phụ huynh và xã hội. Thầy cô vẫn luôn học tập, cố gắng giảng dạy tốt hơn nữa để xứng danh là người thầy của học trò thân yêu. Xã hội luôn mong ước và hy vọng giáo dục có nhiều thầy, cô dạy giỏi; và đó chính là hạnh phúc của học sinh, của ông bà, cha mẹ học sinh mỗi gia đình trong Thành phố VĂN MINH – HIỆN ĐẠI – NGHĨA TÌNH.

Lê Ngc Đip
(Nguyên Trưng phòng Giáo dc Tiu hc, S GD-ĐT TP.HCM)

 

Tôi yêu

 

Tôi yêu tuổi nhỏ thuở nào

Nghe kêu thì dạ, đứng chào khoanh tay

Ra đường khi gặp mặt ai

Cúi đầu lễ phép mặt mày vui tươi

Mẹ dặn phải biết mỉm cười

Ấy là lịch sự của người có duyên

Ông bà cho bánh cho tiền

Cảm ơn khi nhận chắp liền bàn tay.

 

Tôi yêu mẹ dặn mỗi ngày

Giữ gìn sạch sẽ mặt mày chớ quên

Xếp gọn quần áo mùng mền

Làm cho cẩn thận không nên vội vàng.

Với thầy cô phải đàng hoàng

Biết nghe, biết học, biết làm điều hay

Khắc ghi lời dạy của thầy

Cho con tri thức ngày mai nên người

Khi con chọc phá biếng lười

Phạt con, thầy cũng bùi ngùi xót thương

Con ơi! Kính trọng yêu thương

Thầy cô và cả ngôi trường tuổi thơ

Trong tim sẽ chẳng phai mờ

Trọng thầy, thương bạn nhớ lời hiền nhân.

 

Tôi yêu, tôi kính vô ngần

Mẹ cha dạy bảo muôn lần ghi tâm.

Lê Ngọc Điệp

 

 

 

 

Bình luận (0)