Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người thầy nặng lòng với học trò vùng khó

Tạp Chí Giáo Dục

Người thầy nặng lòng với học trò vùng khó - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Người thầy nặng lòng với học trò vùng khó Audio

Hơn 20 năm theo ngh giáo, nơi nào anh đến, môi trưng hc tp và sinh hot nơi đó đu đi thay theo chiu hưng tích cc. Dù v trí ging dy hoc qun lý, anh không nhn mình làm tt, anh ch nói rng s n lc hết sc đ các em hc trò vùng khó bt thit thòi.

Thầy Chín trao thưởng cho học sinh trong phong trào khuyến đọc ở trường 

Đưa hc trò v đim trưng chính

Hơn 20 năm bám các trường vùng khó, dấu chân thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Trà Nam (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) in khắp các con đường vào thôn, bản. Những bước chân thầm lặng tìm hiểu hoàn cảnh của học trò, tìm cho các em một con đường sáng phía tương lai. Thầy Chín khiêm tốn khi nói về mình nhưng việc làm của thầy, nhiều phụ huynh ở vùng khó khăn ấy vẫn thường nhắc đến.

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Võ Đăng Chín từng bôn ba tận miền đất hứa TP.HCM để làm việc. “Xa quê nhưng vẫn nhiều trăn trở. Thế là quyết định trở về, thi công chức vào ngành giáo dục để phù hợp với chuyên môn. Kỳ thi đó tôi đỗ và nhận quyết định về dạy học tại Trường Phổ thông cơ sở Trà Mai. Đó là năm 2001, khi huyện Trà My chưa tách thành Nam và Bắc Trà My như bây giờ”, thầy Chín nói.

Đến năm 2006, thầy Chín được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng và điều động đến công tác ở Trường THCS Bán trú Trà Don (cùng huyện Nam Trà My). Thời điểm ấy cuộc sống còn nhiều khó khăn. Học sinh đến trường thiếu thốn đủ thứ, thiếu từ cơm ăn, áo mặc đến dụng cụ học tập. Thầy Chín nói, hồi ấy trên địa bàn Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Bế Văn Đàn có mô hình bán trú nhưng học trò chưa thực sự được đủ đầy. Tiền phụ cấp còn hạn hẹp nên cơm ngày hai bữa chủ yếu ăn với mắm cái, rau mang theo từ nhà.

Thầy Chín trồng cây xanh tạo bóng mát trong sân trường cho học sinh

Vừa chân ướt chân ráo lên với học trò ở đây, thầy Chín được phân công quản lý bán trú. “Thăng trầm lắm”, thầy Chín gói gọn trong ba từ ấy nhưng đôi mắt thầy thăm thẳm cả một câu chuyện dài. Nhìn học trò thiếu thốn, thầy lại cặm cụi đi… xin. Từ nguồn quỹ ấy, thầy bổ sung thêm được cho học trò một ít thịt để bữa cơm đỡ khô khan.

Năm học 2020-2021, thầy Chín nhận nhiệm vụ về Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Trà Nam. Nhận công tác ở trường mới, khó khăn vẫn như cũ. “Tôi đi kiểm tra các điểm trường thôn. Đường sá xa xôi, cách trở. Điều kiện học tập không đáp ứng được, học sinh chủ yếu học hai môn toán và tiếng Việt. Thế là quyết định tìm mọi cách đưa học trò về trường chính để có điều kiện chăm sóc và nâng cao chất lượng học tập”, thầy Chín nói.

Mang trăn trở chia sẻ với chính quyền địa phương và nhận được sự ủng hộ. Thầy Chín đến từng nhà học trò, vận động phụ huynh. Thầy mang theo cả phiếu khảo sát ý kiến để có kết quả chính xác làm cơ sở. Rồi đa phần phụ huynh cũng đồng tình. Ngay năm học sau đó, học trò tất cả các điểm lẻ được đưa về trường chính. Ở nóc Mu Loan – nơi xa trung tâm nhất, phụ huynh cũng khăn gói đưa con về trường học tập trong niềm phấn khởi. Công cuộc “tái thiết” trường lớp được bắt đầu để học trò có khu nội trú, nhà vệ sinh sạch sẽ. Thầy Chín lại đích thân đi vận động từng chiếc chiếu, tấm chăn cho học trò. Chưa hết, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn cử ra 10 người thay nhau hàng tuần để hỗ trợ học trò giặt giũ, nấu cơm và ngủ lại cùng các em.

Hơn 20 năm li vi hc trò vùng khó, thy Võ Đăng Chín lo cho trò như vi con mình. “Đôi khi cũng nghĩ ti vic v gn nhà đ v con đ vt v. Nhưng li tc lưi, thôi li thêm vi các em. Mình thương ti nó, thy ti nó đ đy điu kin hc tp là mình vui. Âu đó cũng là hnh phúc ca ngưi theo ngh giáo”, thy Chín tri lòng.

“Sau đợt ấy, chất lượng học tập của học trò được nâng cao hẳn. Bữa cơm cũng đầy đủ hơn khi ngoài tiền phụ cấp của học sinh, nhà trường còn vận động quỹ và trồng thêm rau, nuôi thêm gà, vịt để tổ chức bữa ăn giàu dinh dưỡng. Mừng nhất, là không có học sinh nghỉ học, các em học sinh lớp 1 nhanh chóng đọc thông, viết thạo”, thầy Chín phấn khởi.

Thương trò như con

Ở trường, ngoài nhiệm vụ quản lý, thầy Chín như người cha chăm lo cho đàn con nhỏ. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thầy chạy ngược chạy xuôi vận động mạnh thường quân hỗ trợ hệ thống bếp ăn “một chiều”. Trường có 337 học sinh, 100% bán trú. Bữa cơm ngon, giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh góp phần cải thiện sức khỏe thể chất, tăng chiều cao cho học sinh vùng khó.

Chưa hết, mỗi mùa hè đâu đó còn tình trạng trẻ tắm suối, sông. Không muốn để học sinh mình xảy ra tình trạng đuối nước thương tâm, thầy lại tất bật xin xây dựng bể bơi để trang bị cho học trò các kỹ năng bơi lội, phòng chống đuối nước. Rồi sân bóng nhân tạo cũng được xây dựng cho học sinh thỏa đam mê và rèn luyện.

Thầy Võ Đăng Chín cùng đồng nghiệp phân loại sách để khuyến khích học sinh đọc sách

Ấn tượng nhất trên sân trường, dưới tán những cây xanh là mô hình đèn tín hiệu an toàn giao thông. Thầy Chín nói: “Mô hình này cũng là đi… xin. Vì không muốn học trò mình lớn lên mà chưa nắm được Luật Giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân nên tôi tìm cách xây dựng mô hình để các em có điều kiện học trực quan”.

Năm mới 2025, sân trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Trà Nam rộn rã hơn bởi sự háo hức của học sinh trước mô hình “Mang sách đến gần học sinh”. Những tủ sách được trang bị đầu tiên trong từng góc lớp rồi mở rộng ra sân trường. Giờ giải lao, thầy Chín dạo một vòng trên sân, trò chuyện cùng học trò, tư vấn cho các em phương pháp đọc rồi trả lời những câu hỏi của các em về một cuốn sách nào đó.

Hơn 20 năm ở lại với học trò vùng khó, thầy Chín lo cho trò như với con mình. “Đôi khi cũng nghĩ tới việc về gần nhà để vợ con đỡ vất vả. Nhưng lại tặc lưỡi, thôi ở lại thêm với các em. Mình thương tụi nó, thấy tụi nó đủ đầy điều kiện học tập là mình vui. Âu đó cũng là hạnh phúc của người theo nghề giáo”, thầy Chín trải lòng.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)